Chuyên viên kinh doanh là gì? Sự thật về nghề chuyên viên kinh doanh hiện nay

 Với tốc độ phát triển kinh tế không ngừng mở rộng thị trường phát triển, rất nhiều doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đều đạt mục tiêu lớn tìm kiếm những nhân tài trong lĩnh vực kinh doanh. Những chuyên viên kinh doanh có kinh nghiệm và có kỹ năng tốt luôn được trải thảm đỏ chiêu mộ làm việc với mức lương hàng nghìn đô trở lên. Vậy công việc của một chuyên viên kinh doanh là gì?

Nhiều người thường không phân biệt được tính chất công việc của một nhân viên kinh doanh và chuyên viên kinh doanh khi đăng ký xin việc tại các công ty. Mặc dù doanh nghiệp đã ghi rõ yêu cầu công việc của từng vị trí nhất định. Thế nhưng, việc nhầm lẫn này vẫn xảy ra nguyên nhân bắt nguồn từ việc người ứng tuyển chưa phân biệt rõ khái niệm giữa nhân viên và chuyên viên kinh doanh là gì?

Khái niệm về chuyên viên kinh doanh là gì?

Chuyên viên kinh doanh là một trong những thuật ngữ chỉ những người làm việc trong bộ phận kinh doanh, chuyên quản lý và phát triển những chiến lược kinh doanh tiếp thị cho một doanh nghiệp cụ thể. Chuyên viên kinh doanh là người liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng với nhau thông qua những đề xuất tiếp thị, quảng bá và mua bán sản phẩm từ nhiều hình thức.

Mục đích chính của nhân viên kinh doanh chính là thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra nhanh chóng. Góp phần tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp để đạt được chỉ tiêu về mặt doanh thu từng thời điểm nhất định.

Công việc này đòi hỏi người thực hiện không chỉ cần có kinh nghiệm, mà còn có kiến thức chuyên môn, tầm nhìn kinh doanh và khả năng quản lý cao. Xét về tính chất thì cấp bậc chuyên viên kinh doanh luôn đòi hỏi mức độ khó công việc cao hơn nhân viên kinh doanh thông thường.

Chuyên viên kinh doanh sẽ làm những công việc gì?

Tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức sẽ tuyển dụng chức vụ chuyên viên kinh doanh giống với nhân viên kinh doanh ít nhiều. Thông thường đây là những công việc cụ thể của một chuyên viên kinh doanh cần thực hiện:

Xây dựng và chịu trách nhiệm lên kế hoạch kinh doanh cụ thể cho công ty.

Xây dựng và phát triển những mối quan hệ tích cực giữa doanh nghiệp, công ty với các đối tác khách hàng. Trong đó, công việc quan trọng nhất của chuyên viên kinh doanh chính là tìm kiếm khách hàng tiềm năng hợp tác với doanh nghiệp.

Chuyên viên kinh doanh đảm nhận vấn đề đối thoại, trao đổi dịch vụ sản phẩm với đối tác trong quá trình ký kết hợp đồng.

Thực hiện công tác quản lý nhân sự kinh doanh cấp dưới, làm việc với những bộ phận liên quan trong công ty để lên chiến lược bán hàng, marketing,…

Chịu trách nhiệm về sản phẩm bán ra thị trường, dịch vụ hợp tác với khách hàng để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Báo cáo công việc với cấp cao hơn và trực tiếp truyền tải những ý tưởng kinh doanh cho nhân sự cấp dưới để hoàn thiện công việc.

So sánh nhân viên kinh doanh và chuyên viên kinh doanh

Cơ bản chúng ta có thể hiểu thứ bậc chuyên viên kinh doanh sẽ cao hơn so với nhân viên kinh doanh. Chuyên viên là những người có nhiều kinh nghiệm và thành tích hơn so với nhân viên kinh doanh thông thường. Mất từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm tích lũy một nhân viên kinh doanh thông thường mới có thể phát triển thành chuyên viên kinh doanh.

Chuyên viên cũng sẽ được hưởng những quyền lợi tốt hơn so với nhân viên. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc trách nhiệm của họ cũng sẽ lớn hơn, tính chất công việc phức tạp hơn. Cho nên, chuyên viên kinh doanh sẽ được tuyển chọn gắt gao hơn so với chức vụ nhân viên thông thường.

Thông thường, nhiều doanh nghiệp quy mô lớn sẽ phân chia thành chuyên viên kinh doanh cao cấp và chuyên viên chính, chuyên viên tư vấn. Ngược lại công việc nhân viên kinh doanh sẽ không đòi hỏi quá cao về kinh nghiệm nhưng họ cũng phải có kiến thức chuyên môn vững vàng.  

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn là sinh viên mới ra trường không được phép úng tuyển vào vị trí chuyên viên kinh doanh. Nếu như bạn có đủ năng lực, thành tính cũng như kiến thức tư duy phát triển phù hợp với tiêu chí doanh nghiệp đang tìm kiếm. Bạn hoàn toàn có cơ hội trúng tuyển vị trí chuyên viên kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn sẵn sàng trọng dụng những nhân tài mới so với những cá nhân đã có nhiều kinh nghiệm nhưng tinh thần và thái độ làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp thì dù họ có được gọi là chuyên viên đi nữa cũng dễ dàng bị đánh rớt.

Trở thành chuyên viên kinh doanh có khó không?

Nhân viên/chuyên viên kinh doanh đều được xem là những công việc hot với mức lương cao hiện nay. Hầu như mỗi công ty đều cần đến nhân viên kinh doanh và chuyên viên. Mức lương ngành nghề này được xem là mơ ước đối với rất nhiều người. Để trở thành chuyên viên hoặc nhân viên kinh doanh, đòi hỏi bạn phải đáp ứng được những tiêu chí cụ thể như sau:

Đáp ứng được yêu cầu chuyên môn công việc từ nhà tuyển dụng. Bạn phải tốt nghiệp Đại học. Cao đẳng các ngành liên quan đến kinh tế, Marketing, quản trị kinh doanh,…

Thành thạo những kỹ năng văn phòng, sử dụng tin học và những công cụ hỗ trợ khác.

Kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc đội nhóm,kỹ năng phát triển chiến lược kinh doanh.

Có đam mê và linh hoạt trong công việc kinh doanh, tìm kiếm khách hàng và quản lý nhân sự.

Có tinh thần kiên trì, nhẫn nhịn và tinh thần quyết tâm cao độ.

Có khả năng tự tạo lập mục tiêu và theo đuổi mục tiêu.

Ngoại ngữ là điều không thể thiếu để nâng cao năng lực làm việc của một chuyên viên kinh doanh.

Quan trọng hơn hết là tư tưởng làm việc tiến bộ, tầm nhìn rộng mở, tư duy sáng tạo cao sẽ giúp công việc kinh doanh ngày càng thuận lợi.

Trên đây, chỉ là một số yêu cầu cơ bản để bạn có thể hình dung rõ hơn về công việc của một chuyên viên kinh doanh là gì? Hy vọng, với những ai đang có nguyện vọng theo đuổi ngành nghề này sẽ không ngừng cố gắng và phát triển hơn để có được công việc như bản thân mong muốn. 

Cách trả lời email lịch sự? Bí kíp chinh phục nhà tuyển dụng chỉ bằng câu chữ

Cách trả lời email lịch sự không chỉ đơn giản là thể hiện thái độ tôn trọng của bạn dành cho nhà tuyển dụng, cấp trên, đối tác,… Nó còn là cơ sở để người nhận đánh giá được năng lực và kỹ năng mềm của bạn trong quá trình làm việc. Chính vì vậy mỗi câu chữ cho đến từng dấu chấm trong email luôn phải thật chuẩn xác. Sự hiện hữu từ ngữ trên trang giấy có thể được lưu giữ và chia sẻ cho nhiều người đọc qua. Cho nên sự cẩu thả trong cách viết email đối với một nhân viên là điều không được số đông chấp nhận.

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một cách trả lời email lịch sự gửi đến nhiều đối tượng người đọc khác nhau. Tùy thuộc vào từng đối tượng và sự việc cụ thể, chúng ta sẽ có cách diễn đạt cũng như xưng hô phù hợp. Tuy nhiên, điều trước tiên bạn cần nên nhắc nhở bản thân dù nội dung quan trọng, nhưng không được xem thường yếu tố hình thức nhé!

Những điều cần lưu ý trước khi viết email:

Để có một email hoàn chỉnh gửi đi không sai sót, chúng ta cần phải lưu ý những yếu tố cơ bản đầu tiên sau đây:

Kiểm tra tên hòm thư người gửi chính xác để không sai sót.

Đọc đi đọc lại những nội dung liên quan đến email bạn được nhận.

Chú ý cách xưng hô và hành văn, sự kiện quan trọng người gửi nhắc đến trong email.

Dùng màu để tô đậm những dữ liệu quan trọng chuẩn bị cho phần trả lời chính xác.

Viết một email nháp trước khi gửi bản chính thức cho người nhận. Như vậy sẽ hạn chế được khả năng viết sai cũng như bị bấm nhầm nút gửi trong quá trình soạn thảo văn bản trực tiếp trên mail.

Cách trả lời email lịch sự như thế nào?

Về hình thức:

Chọn font chữ phổ biến để viết như một bài viết trên word thông thường.

Email trả lời chỉ nên dài khoảng 600 từ trở lại, không dài dòng lan man. Nếu bạn muốn trình bày thông tin rõ hơn hãy gửi thêm file đính kèm cuối thư để người đọc tiện theo dõi.

Một email trả lời lịch sự có bố cục 6 phần, tương ứng với 6 yêu cầu cơ bản trong hình thức viết email. Độ dài mỗi phần không giống nhau, những tiêu chí phụ như thân và kết bài chỉ nên trình bày từ 2 đến 3 dòng văn. Tập trung chủ yếu vào phần thân bài, trong đó chia làm hai đoạn.

Mỗi đoạn dài từ 3 đến 4 dòng, đoạn thứ nhất tập trung trình bày nguyên nhân, cách thức diễn ra sự việc. Đoạn thứ 2 nêu lên những quan điểm đánh giá bản thân một cách khách quan nhất.

Về nội dung:

Lưu ý:

Câu chữ cần cân đối chủ vị chính xác, có dấu chấm câu rõ ràng.

Mỗi câu chỉ nên có từ 15 đến 20 từ. Viết quá nhiều khiến người xem cảm thấy rối mắt và không muốn đọc nó.

Hạn chế sử dụng liên từ nối quá nhiều, không lặp từ cũng những lạm dụng dấu chấm than quá nhiều tạo cảm giác không chân thật, biểu lộ tính cảm xúc quá nhiều trong cách hành văn sẽ không mang lại hiệu quả tốt.

Sử dụng từ xưng hô thật chính xác, không quên ghi rõ ngày tháng và chữ ký tên cuối thư.

Tiêu đề thư ghi rõ tên và chức vụ của bạn. Ví dụ như: “ĐƠN ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ NHÂN VIÊN KINH DOANH – NGUYỄN VĂN A”

Bố cục bài viết cơ bản bao gồm 6 phần chính:

Thứ nhất: Thông tin người nhận

 Kính gửi + Danh xưng + Tên công ty/ doanh nghiệp/văn phòng hay đơn vị hoặc tên nhân vật cụ thể (Bao gồm cả họ và tên).

Thứ hai: Thông tin của bạn và lời cảm ơn

Trình bày thông tin cá nhân họ tên, chức vụ của bạn đến người nhận. Đồng thời gửi lời cảm ơn đến người nhận vì đã phản hồi thông tin đến bạn. Nếu bạn gửi email trễ 1 đến 2 ngày cũng nên gửi đến họ lời xin lỗi.

Ví dụ như: “Tôi tên là Nguyễn Văn A – Hiện tại đang đảm nhận chức vụ nhân viên kinh doanh công ty A. Tôi cảm ơn Quý Công Ty đã xem qua điều khoản hợp đồng và phản hồi email đến tôi trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên cũng thành thật xin lỗi Quý Công Ty vì một vài lý do công việc đã khiến Công ty chờ đợi.”

Thứ ba: Trình bày vấn đề cụ thể

Trình bày thẳng vào trọng tâm vấn đề bạn đang hướng đến để người nhận nắm rõ. Ví dụ bạn cần trả lời email công ty phỏng vấn, nên viết: “Hiện tại, sau khoảng thời gian chờ đợi em đã nhận được email phỏng vấn từ phía công ty. Em sẽ cố gắng sắp xếp hồ sơ và chuẩn bị thủ tục đầy đủ để đến tham dự buổi phỏng vấn trực tiếp vào lúc …. Giờ…. Ngày… Tháng, tại Tòa nhà A, thành phố Hồ Chí Minh”. Nên nhớ nhắc lại một lần nữa thông tin cuộc hẹn để công ty xác định bạn đã đọc qua email thông báo của họ.

Thứ tư: Nội dung bổ sung làm rõ vấn đề chính

Thông tin phụ kèm bổ sung cho phần nội dung chính vừa viết đoạn trên. Lấy tình huống ví dụ giống như trên, bạn cần có email trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng. Đoạn thứ 4 bạn sẽ viết: “Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Quý Công Ty đã dành thời gian xem qua hồ sơ của em. Hy vọng trong buổi phỏng vấn sớm tới, em sẽ được học hỏi thêm nhiều kiến thức hơn từ quá trình ứng tuyển tại công ty.”

Bạn có thể thêm hoặc không thêm bố cục đoạn thứ này, nếu đoạn thứ 3 đã đủ nội dung để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ. Tùy vào cảm nhận mỗi người khác nhau để viết bạn nhé! Tuy nhiên, câu từ cần ít cảm xúc cảm kích càng tốt, hãy chứng tỏ bản thân có đủ năng lực để vượt qua vòng loại đến vòng phỏng vấn.

Bạn nên viết những điều hướng nội dung đến những điều tích cực mang tính học hỏi và phát triển tại một môi trường mới sẽ giúp bạn nhận điểm cộng từ nhà tuyển dụng. Nó cho thấy được sự hăng hái và tinh thần thích nghi tốt môi trường làm việc.

Thứ năm: Lời chúc cho người nhận

Cuối cùng không quên gửi lời chúc cho người nhận như một phép lịch sự tối thiểu: Chúc Quý Công ty thành công và ngày càng thịnh vượng”.

Thứ sáu: Chữ kỹ cá nhân

Ghi đầy đủ họ và tên của bạn, nếu tiện hãy để lại thông tin liên hệ bằng điện thoại và chức danh kèm theo. Nếu bạn là sinh viên ứng tuyển chỉ cần ghi đầy đủ thông tin tên họ bản thân là được.

Trên đây, là cách trả lời email lịch sự mà chúng tôi đúc kết được để tổng hợp gửi đến bạn trong bài viết này. Hy vọng với những nội dung trên bạn đã có thêm cho mình những tài liệu tham khảo hữu ích để hỗ trợ công việc tốt hơn.

Ambivert Là Gì? Đặc Điểm Của Nhóm Người Ambivert

Thế giới là muôn màu muôn vẻ và con người là những cá thể đặc biệt không ai giống ai. Chính vì thế, trong chúng ta luôn có ước muốn được hiểu và khám phá tối đa những tính cách của riêng mình. Vậy thì trước hết bạn nên xác định được mình thuộc tuýp người nào? Hướng nội, hướng ngoại hay là ambivert? Và nếu bạn vẫn còn chưa hiểu về ambivert là gì thì hãy cùng đọc bài viết sau để có thêm những thông tin thú vị nhé!

  1. Ambivert là gì?

Ambivert là từ dùng để chỉ những người vừa hướng nội và vừa có xu hướng hướng ngoại. Đối với người hướng nội, họ thường sống khép kín, thu mình lại với xung quanh, hiếm khi chia sẻ tâm sự của mình với người khác và do đó chúng ta sẽ khó để hiểu hết về tính cách những người này chỉ với vẻ bề ngoài. Còn người hướng ngoại thì cởi mở, dễ dàng để thể hiện cảm xúc tâm tư của mình, thích tham gia hoạt động xã hội và luôn tràn đầy năng lượng.

Như vậy, những ai thuộc nhóm ambivert sẽ hội tụ cả tính cách của người hướng nội và hướng ngoại, về cơ bản thì họ thích được sự quan tâm, chú của mọi người nhưng cũng có lúc cần những khoảng lặng nhất định.

  • Đặc điểm của nhóm người ambivert

Đặc điểm của tuýp người ambivert đó là sự cân bằng, hài hòa và bổ sung lẫn nhau giữa hai nhóm tính cách kia vì thế sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện điều họ mong muốn. Họ tìm kiếm những tiêu chuẩn của xã hội và thường biết cách kết nối mọi người đến gần nhau hơn. Đối với các hoạt động xã hội, họ sẽ không sửa dụng quá nhiều năng lượng như người hướng ngoại những vẫn biết cách tạo nên những giây phút đầy thú vị và ý nghĩa bên mọi người. Có thể nói những người như vậy thường có cá tính riêng của mình, nhưng nhờ đặc điểm tính cách linh hoạt họ vẫn dễ dàng nhanh chóng thích nghi được với những hoàn cảnh hay tình huống khác nhau.

Trong công việc thì những người ambivert đều có thể làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm, họ sẵn sàng mạo hiểm, đương đầu với những khó khăn nhưng cũng biết dừng lại để hạn chế tổn thất của những nguy cơ tiềm ẩn. Và tất nhiên họ cũng sẽ chẳng ngại trong việc bắt chuyện với người lạ hay bắt đầu một cuộc trò chuyện với mọi người, đồng thời cũng biết cách lắng nghe và có những cảm nhận tinh tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nét tính cách này lại là điều khiến họ không dứt khoát trong việc đưa ra quyết định, có thể nói đây cũng là một điểm yếu của những ai là ambivert.

  • Lợi thế của những người là ambivert

Có một điều khá thú vị cho những ai là ambivert đó là nhờ có sự hòa trộn giữa hai loại tính cách hướng nội và hướng ngoại mà những người này có thể có những hiểu biết và tầm nhìn vượt xa so với những điều thông thường. Điều đó góp phần tạo nên một cuộc sống đầy mới mẻ, thú vị và họ luôn thoải mái tận hưởng những giá trị mà cuộc đời mang lại, tạo dựng được những mối quan hệ đầy bền chặt và đồng thời khẳng định bản lĩnh, vị trí của mình.

Nhờ có sự kết hợp giữa hai nhóm tính cách có phần đối lập ấy là đã tạo nên những người ambivert đầy tinh tế, nhạy bén cùng với trực giác tốt, do đó họ dễ dàng làm chủ được tình huống, thích nghi trong mọi hoàn cảnh. Bên cạnh đó, họ có sự nhiệt tình và sôi nổi để tham gia vào những hoạt động hay sự kiện có nhiều người tham dự mà không để bản thân bị lu mờ nhờ đó có thể kết nối được với nhiều người hơn, xây dựng được nhiều mối quan hệ hơn. Hơn thế nữa, tuýp người ambivert có sự ổn định về cảm xúc nên cũng có đủ bình tĩnh và lắng đọng để tập trung lắng nghe và xử lý hiệu quả những tình huống khó khăn xảy ra dù trong công việc hay cuộc sống.

Nếu bạn đã hiểu về ambivert là gì cũng như những đặc điểm tính cách và những lợi thế khi mình nằm trong nhóm người này. Hy vọng bạn sẽ khám phá ra được tính cách thật sự của bản thân và cho dù bạn có thuộc tuýp người nào đi nữa thì chỉ cần chúng ta cố gắng phát huy những thế mạnh của mình thì thành công sẽ mỉm cười.

Học Văn Bằng 2 Là Gì? Những Thông Tin Về Văn Bằng Hai

Việc học tập là việc suốt đời bởi những kiến thức chúng ta có được chỉ như hạt cát trên sa mạc bao la. Và với tinh thần đó, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sau khi đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng nhưng vẫn muốn thu nạp thêm những kiến thức của ngành nghề mới. Đó là nguyên nhân tại sao các bạn lựa chọn học văn bằng 2. Vậy thì học văn bằng 2 là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  1. Học văn bằng 2 là gì?

Học văn bằng hai là việc học thêm một ngành nghề mới sau khi đã có bằng tốt nghiệp hệ đại học hoặc cao đẳng của một ngành nào trước đó hoặc hiểu đơn giản là khi đã hoàn thành việc học văn bằng một thì bạn có thể theo học tiếp văn bằng hai với chuyên môn mới khác với văn bằng một. Và sau khi hoàn thành chương trình đại học của ngành học mới thì bạn sẽ có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng thứ hai hay còn gọi là văn bằng hai.

  • Điều kiện để theo học văn bằng 2

Điều kiện để đăng ký học văn bằng 2 rất đơn giản, chỉ cần bạn đáp ứng được các yêu cầu bên dưới:

Là công dân Việt Nam.

Có đầy đủ sức khỏe để học tập, không trong giờ gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.

Nộp đầy đủ và đúng hạn hồ sơ, đạt đủ tiêu chuẩn đăng ký học theo quy định của trường.

  • Văn bằng 2 được đào tạo như thế nào?

Ở nước ta hiện nay, phần lớn các trường đại học có hai hình thức đào tạo hệ đại học văn bằng hai phổ biến. Đó là:

Hệ chính quy: học tập trung và liên tục tại trường.

Hệ không chính quy: Với hình thức đào tạo này, người học sẽ lựa chọn học theo các hình thức như vừa học vừa làm, học từ xa hoặc là tự học có hướng dẫn. Đây sẽ là lựa chọn phù hợp với những người đã đi làm hoặc có quỹ thời gian eo hẹp.

  • Hình thức cấp bằng như thế nào?

Có các quy định về hình thức thi và cấp bằng tốt nghiệp tương ứng với hình thức đào tạo mà bạn tham gia theo học như sau:

Tương ứng với quy chế của hệ không chính quy, người học theo hình thức vừa làm vừa học sẽ được cấp bằng đại học thứ hai nếu thực hiện đầy đủ các quy định về thi, kiểm tra, và có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

Cũng giống như hình thức vừa học vừa làm thì người học theo hình thức từ xa hoặc tự học có hướng dẫn cũng phải thực hiện các quy định về kiểm tra, thi, và công nhận tốt nghiệp theo quy chế đối với hình thức này. Nếu hoàn thành và đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp thì bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức học từ xa, tự học có hướng dẫn.

Đối với trường hợp người học theo hình thức tập trung liên tục tại trường, sẽ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về thi tuyển sinh, lên lớp học các môn lý thuyết, thực hành, đồng thời cũng làm các bài kiểm tra, làm đồ án, làm luận văn tốt nghiệp, tham gia thi và đánh giá kết quả học tập theo quy chế của hệ chính quy. Nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp thì bạn sẽ được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy.

Có một điểm bạn cần chú ý về sự khác nhau giữa văn bằng 1 và văn bằng 2 đó là trong bằng tốt nghiệp của văn bằng 2, dưới dòng chữ Bằng tốt nghiệp đại học bắt buộc ghi về hình thức đào tạo đó là dòng chữ “Bằng thứ hai” được đặt trong ngoặc đơn. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng bởi vì văn bằng 1 và văn bằng 2 hiện nay có giá trị ngang nhau.

Hy vọng sau bài viết trên bạn đã có nhiều thông tin hơn về việc học văn bằng hai đồng thời trả lời được câu hỏi học văn bằng 2 là gì. Nếu bạn đang có ý định mở rộng cơ hội nghề nghiệp cũng như nâng cao thêm kiến thức về nhiều ngành nghề để phát triển sự nghiệp cho mình một cách tốt nhất, thì đừng ngần ngại hay chần chừ mà hãy thử sức chính mình bằng việc đăng ký học một văn bằng 2 nhé!

Cách cải thiện trí nhớ hiệu quả nhất

Trí nhớ là tài sản quý giá của mỗi người, giúp chúng ta có thể tiếp thu nhanh và ghi nhớ lâu mọi thứ. Do đó, các bạn cần rèn luyện cho mình trí nhớ tốt, nhất lớp trẻ hiện nay. Bằng những việc làm đơn giản mà lại hiệu quả qua thói quen hàng ngày. Hãy áp dụng cách cải thiện trí nhớ này và cảm nhận sự thay đổi bất ngờ nhé!

Thường xuyên tập thể dục

Việc tập thể dục vào mỗi buổi sáng và tối mang lại lợi ích về sức khỏe lẫn tinh thần. Không những cải thiện trí nhớ mà còn khiến tinh thần thoải mái trong lúc làm việc và học tập. Chỉ cần 30 phút mỗi ngày vận động như: đi bộ, chạy xe đạp, thực hiện các bài thể dục buổi sáng…

Các bộ môn khác như: cầu lông, bơi lội, đá bóng, yoga…là những hoạt động bổ ích cải thiện tình trạng sức khỏe và trí nhớ hiệu quả. Bên cạnh đó, các bạn có thể tập thiền định. Vì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc thiền định giúp cho con người tăng trí nhớ, kiểm soát được cảm xúc và sống thiện tâm hơn. Chỉ sau vài tuần luyện tập chúng ta sẽ cảm thấy đầu óc thư thái và minh mẫn.

Đặc biệt, đối với người làm việc bằng trí óc thì phải thường xuyên tập thể dục. Vì điều này giúp cho sự phát triển của não bộ, làm chậm quá trình lão hóa, giảm bớt những căng thẳng, mệt mõi, trầm cảm…trong công việc. Tăng trí nhớ, tập trung và dễ tiếp thu những cái mới.

Ăn uống đúng cách và nghỉ ngơi hợp lý

Ăn uống đủ dinh dưỡng và đúng bữa bạn sẽ có đầy năng lượng để hoạt động trong một ngày. Chú ý khẩu phần ăn để tăng cường trí nhớ như:

  • Thực phẩm: Ăn nhiều rau xanh màu đậm, hoa củ, socola đen, ngũ cốc, các loại đậu, sữa chua, thịt nạc, gan, lòng đỏ trứng, cá và dầu cá có chứa omega-3, thịt cá hồi, cá ngừ. Trái cây các loại: chuối, dứa, xoài, dưa hấu, cam, bưởi, đu đủ…
  • Đồ uống: Uống cà phê, trà xanh và rượu vang, các loại thực phẩm chức năng… Tuy nhiên, bạn phải dùng đúng liều lượng và tốt nhất là nên uống vào buổi sáng. Chỉ với một tách cà phê hay trà xanh khiến tinh thần thoải mái cho ngày dài làm việc.

Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ và nhất là dành 15-30 phút ngủ trưa. Để đầu óc được ngừng nghỉ nhằm phục hồi tế bào, giảm thiểu sự căng thẳng. Bạn sẽ thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng để bắt đầu công việc buổi chiều. Đặc biệt, là người già giờ ngủ trưa có tác dụng cũng cố trí nhớ, giảm thiểu sự mau quên hay hội chứng alzheimer.

Đọc sách và học ngoại ngữ

Đọc sách là việc làm tiếp thu tri thức và rèn luyện trí nhớ tốt. Thông qua việc đọc một cuốn sách hay bạn sẽ ghi nhớ những bài học được đúc kết trong từng lời thoại nhân vật và các tình tiết, diễn biến. Đầu óc liên tục hoạt động và bị lôi cuốn vào câu chuyện là cách hữu hiệu giúp trí não tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh. Lợi ích của việc đọc sách là vô cùng to lớn nên các bạn hãy giảm các việc làm ít đem lại lợi ích như: xem phim, chơi game hay lướt web…

Học ngoại ngữ cũng là lựa chọn sáng suốt để cải thiện trí nhớ. Các nghiên cứu cho biết những người biết hai hay nhiều ngoại ngữ khác nhau trí nhớ sẽ tốt hơn khi lớn tuổi. Việc học mỗi ngày sẽ kích thích bộ não hoạt động, nhạy bén với cái mới. Là cách ghi nhớ tốt và nâng cao chuyên môn để làm hành trang cho con đường sự nghiệp.

Ngoài ra, còn những hoạt động khác làm cho bộ não của bạn luôn hoạt động như: chơi trò chơi giải câu đố, ô chữ, tính toán…Giao tiếp với những người xung quanh để thu nhận và phân giải những thông tin, những điều trong cuộc sống khiến bản thân trở nên hoạt bát và tích cực suy nghĩ hơn. Chúng ta cũng đừng bỏ qua cách cải thiện trí nhớ bằng việc cười thật nhiều và cười “thả ga” để “xả stress”. Qua đó, con người cũng trở nên tươi tắn, thông minh và nhanh nhạy.

Rất nhiều cách cải thiện trí nhớ vô cùng đơn giản và dễ thực hiện. Nên hãy cố gắng thực hành thường xuyên để giúp cho trí nhớ phát triển và cơ thể khỏe mạnh. Đây cũng là việc làm quan trọng nhất đối với cuộc sống của mỗi người. Bởi đầu óc sáng suốt, cơ thể lành mạnh thì mới có thể duy trì cuộc sống lâu dài và làm việc hiệu quả.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì? Các thông tin quan trọng

Thất nghiệp không còn là chuyện xa lạ đối với thị trường lao động hiện nay. Do những lựa chọn và nguyên nhân khác nhau mà vấn đề này gây nhiều tranh cãi và bàn luận trên mạng xã hội. Tuy nhiên, lại có một sự thật xoa dịu cho những ai thiếu may mắn bị mất việc là hưởng trợ cấp thất nghiệp. Vậy bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Tại sao phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là một khoản tiền mà bạn sẽ nhận được sau khi bị mất việc. Bên cạnh đó, còn những chính sách hỗ trợ học nghề và có thể sử dụng bảo hiểm y tế trong thời gian thất nghiệp. Giúp người lao động giải quyết một phần khó khăn để duy trì và tìm được việc làm mới.

Bảo hiểm thất nghiệp có vai trò quan trọng trong vấn đề việc làm. Vì không những giúp cho mỗi cá nhân có một phần chi phí sinh hoạt mà còn giúp cho Nhà nước và doanh nghiệp giảm bớt các gánh nặng về ngân sách và sử dụng lao động. Cụ thể chúng ta sẽ nhận được các lợi ích từ bảo hiểm thất nghiệp như:

  • Hưởng trợ cấp thất nghiệp một lần sau khi bị mất việc: Sau khi hoàn tất các thủ tục, có sổ bảo hiểm xã hội. Nhận tiền bảo hiểm và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế mà không cần đóng phí trong thời gian hưởng trợ cấp.
  • Được học nghề miễn phí: Bạn sẽ được các trung tâm giới thiệu việc làm tư vấn và hướng dẫn về vấn đề việc làm. Hỗ trợ học nghề miễn phí trong thời gian không quá 6 tháng tại các cơ sở. Bên cạnh đó, hướng dẫn trình tự các bước để nhận trợ cấp thất nghiệp.

Nhận bảo hiểm thất nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Người lao động được nhận trợ cấp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

Đã chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định. Các trường hợp không nhận được trợ cấp như: đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái với quy định. Những người đang hưởng lương hưu và nhận trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

Hợp đồng có xác định và không xác định thời hạn: phải đóng tiền bảo hiểm đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi hết hợp đồng làm việc.

Hợp đồng thời vụ, công việc nhất định (thời gian đủ 3 – dưới 12 tháng): phải đóng tiền bảo hiểm đủ 12 tháng trở lên trong thời hạn 36 tháng trước khi hết hợp đồng làm việc.

 Người lao động phải đăng ký và nộp đầy đủ hồ sơ tại các trung tâm dịch vụ việc làm. Ngoài ra, còn có điều kiện là kể từ ngày nộp hồ sơ cho đến 15 ngày sau đó nếu chưa tìm được việc làm. Trừ các trường hợp sau: đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, công an; đang học tập từ đủ 12 tháng trở lên; bị bắt buộc đưa vào trường giáo dưỡng, các cơ sở giáo dục, cơ sở cai nghiện; đang bị phạt tù, tạm giam; đi định cư ở nước ngoài; tham gia xuất khẩu lao động; chết.

Giải quyết bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Sau khi có quyết định chấm dứt hợp đồng lao động bạn có thể đến các trung tâm dịch vụ việc làm để đăng ký và nộp hồ sơ. Các thủ tục hưởng trợ cấp sẽ được hướng dẫn cụ thể tại đây. Mức trợ cấp được tính rõ như sau:

Tiền trợ cấp hàng tháng = Bình quân tiền đóng bảo hiểm 6 tháng liên tiếp trước khi thất nghiệp * 60%. 

Sau khi có kết quả bạn sẽ đến nhận phiếu hẹn. Khi có quyết định được hưởng trợ cấp bạn chỉ cần đến trung tâm theo lịch hẹn và nhận trợ cấp. Tiền nhận trợ cấp sẽ được tính từ ngày 16 kể từ khi nộp hồ sơ. Bên cạnh đó, thời gian hưởng trợ cấp sẽ được tính như sau:

Bạn cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng tiền bảo hiểm thì sẽ nhận được 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó bạn cứ đóng đủ thêm 12 tháng bảo hiểm thì sẽ nhận thêm 1 tháng tiền trợ cấp, nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Hi vọng bài viết trên sẽ cung cấp những thông tin để mọi người hiểu bảo hiểm thất nghiệp là gì. Hơn thế nữa, chúng ta biết cách để nhận được trợ cấp nếu vấn đề việc làm không may xảy ra. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho bản thân và góp phần giải quyết vấn đề việc làm, ổn định an sinh xã hội.

Điểm yếu của bạn là gì? Cách trả lời hay nhất

Khi phỏng vấn xin việc nghe tới câu hỏi điểm yếu của bạn là gì hẳn là chúng ta sẽ rơi vào trạng thái “đứng hình” trong vài giây. Thậm chí có nhiều bạn còn ấp úng, ngượng ngùng không biết nên nói như thế nào. Bạn không cần phải lo sợ, vì chẳng ai là hoàn mỹ mà không có điểm yếu cả. Hãy tỏ ra ung dung, tự tin và thành thật nêu ra những điểm yếu của mình theo ví dụ trong bài viết sau. Sau dây là một số kinh nghiệm mà các công ty việc làm vietnamworks, timvieconline đưa ra để các ứng viện cải thiện.

 Điểm yếu trong chuyên môn

Chuyên môn là yếu tố hàng đầu quyết định đến kết quả xin việc của bạn. Vì thế chúng ta hãy nêu những mặt tích cực mà mình có trong lĩnh vực chuyên môn đã học. Tuy nhiên, không ai đảm bảo rằng bản thân đã đạt tới đỉnh điểm của sự hiểu biết về một lĩnh vực nào đó. Do vậy, điểm yếu trong chuyên môn là chuyện hiển nhiên và nên thành thật nêu ra.

Nhưng các bạn hãy khéo léo lấp liếm những điểm yếu mình, không cần sỗ sàng phơi bày để nhà tuyển dụng biết. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường có thể nói như sau: “  Tuy là em có tìm hiểu và đã có cơ hội tiếp xúc lĩnh vực này từ khi còn là sinh viên. Tuy nhiên, em còn mới và chưa đi sâu vào chuyên môn. Nên em hi vọng được học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn…”

Bạn hãy xem thật chi tiết phần yêu cầu trong tin tuyển dụng để biết cách trình bày với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn như công việc yêu cầu bạn giỏi vi tính văn phòng. Bạn có thể trình bày điểm yếu của mình trong phần này như: “ Em có thể sử dụng thành thạo word, excel, power point…Nhưng một số phần mềm khác em chỉ biết chút ít…”

Ai cũng hiểu được rằng bất kỳ một lĩnh vực nào đó cũng có những điều cơ bản và chuyên sâu. Bạn có thể khôn khéo trình bày những hiểu biết của mình về công việc được tuyển dụng một cách cơ bản nhất. Sau đó, thành thật nêu điểm yếu của bạn có thể là do tiếp xúc với việc này hơi ít, chưa đi sâu vào vấn đề…

Điểm yếu trong kỹ năng

Kỹ năng làm việc rất cần thiết trong một số lĩnh vực nhất định, song không phải ai cũng hoàn thiện. Đặc biệt, là những sinh viên mới ra trường phần nhiều các bạn còn thiếu kỹ năng. Đây là vấn đề quan trọng, nhưng vẫn còn cách để các bạn có thể lèo lái trong khi phỏng vấn.

Các nhà tuyển dụng thường ấn tượng đối với những ứng viên năng nổ và nhiệt huyết. Lợi dụng những điểm yêu thích này bạn nên thể hiện mình là người hoạt bát, linh hoạt hơn. Tuy nhiên cũng nên trầm tĩnh và kể những điểm thiếu sót của mình.

Chẳng hạn như bạn đang phỏng vấn cho công việc bán hàng: “Công việc bán hàng này em rất thích và nhận thấy rằng em có khả năng truyền đạt và thuyết phục khách hàng. Tuy nhiên điểm yếu của em là nói hơi nhanh, em vẫn đang khắc phục và tập nói chậm lại…”

Kỹ năng là cái mà chúng ta có thể học hỏi và rèn luyện từng ngày. Bạn có thể trao đổi quan điểm này với nhà tuyển dụng thông qua việc nêu điểm yếu. Ví dụ như: “  Em biết công việc bán hàng đòi hỏi giao tiếp rất nhiều, nên khi còn là sinh viên em đã làm thêm tại các cửa hàng để tập cho mình những kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên đây chỉ là một cửa hàng nhỏ không đòi hỏi nhiều những kỹ năng như công việc hiện tại. Do vậy, em còn thiếu sót và muốn ứng tuyển để giúp mình học hỏi kinh nghiệm, hoàn thiện hơn…”                  

Trình bày chân thật, không nói dối

Sự thành thật trong lời nói thể hiện phẩm chất con người. Chúng ta có thể dễ dàng nói dối một điều gì đó, nhưng điều này lại không giúp ích gì cho bạn. Bởi lời nói dối sẽ biến bản thân trở nên tệ hại hơn nếu như không làm được. Ví dụ bạn nói rằng mình biết tất cả các thao tác chỉnh sửa ảnh, thế nhưng khi khi được nhà tuyển dụng hỏi bất kì một câu hỏi liên quan đến photoshop bạn lại “um, ah”. Mà điều này họ có thể sẵn sàng cho bạn loại.

Xem thêm : tìm việc online qua mạng nên hay không?

Tuy nhiên, sự thành thật của bạn phải tạo cho bạn một lợi ích nào đó bằng cách biến những điểm yếu của bản thân trở thành điều không cần thiết đối với nhà tuyển dụng. Bạn có thể làm được điều này nếu như chịu tìm hiểu kỹ phần mô tả, yêu cầu công việc. Chuẩn bị cho mình những thông tin cần thiết trước khi tìm việc, nếu không làm được việc này bạn cũng không nên tham gia phỏng vấn.

Câu hỏi điểm yếu của bạn là gì mà nhà tuyển dụng hay đưa ra không phải là vấn đề quá lớn. Bởi đa phần bất kỳ một người nào cũng đều có những mặt hạn chế của mình. Điều quan trọng là chúng ta phải thật bình tĩnh và thản nhiên trả lời câu hỏi một cách trôi chảy, nhanh nhạy nhất. Cộng thêm phong thái tự tin, bản lĩnh và sự chân thành sẽ giúp mọi người ghi điểm với nhà tuyển dụng nhiều hơn.

Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tại Lâm Đồng

Trong những năm 1930, một số lượng lớn nông dân Hà Nội di cư đến tỉnh Lâm Đồng để tìm việc làm và kiếm sống nhờ trồng rau và hoa trên vùng cao lộng gió và đầy nắng này. Ngày nay, con cháu của họ với những kinh nghiệm của tổ tiên kết hợp với công nghệ cao, đã đưa rau và hoa vươn lên một tầm cao mới, biến nơi đây thành một “vương quốc” hoa và rau của đất nước với nhiều sản phẩm được biết đến trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, người ngoại quốc đến từ các quốc gia khác nhau cũng quyết định chọn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là địa điểm hoàn hảo để bắt đầu các dự án nông nghiệp của họ.

Khu vực này không chỉ mang lại cho họ sự nghiệp thành công, vì họ đã phát triển một sự gắn bó tình cảm mạnh mẽ với thành phố Tây Nguyên mà bây giờ nơi đây như là ngôi nhà thứ 2 của họ vậy. Thị trường việc làm Lâm Đồng vì thế cũng phát triển và giải quyết vấn đề tìm việc làm cho rất nhiều lực lượng lao động.

Thiếu hụt lao động có tay nghề cao

Là một tỉnh dẫn đầu cả nước về nông nghiệp công nghệ cao, tỉnh Tây Nguyên miền Trung này đã gặp phải vấn đề vào thời điểm thu hoạch – sự thiếu hụt nghiêm trọng lao động có tay nghề cao trong nhiều năm. Có rất nhiều ứng viên tìm việc làm nhưng không có tay nghề và các nhân viên có tay nghề cao nắm bắt được công nghệ thì lại rất khan hiếm. Nhu cầu việc làm Lâm Đồng trở nên rất cao và họ cần những nguồn lao động có tay nghề cao khi người dân nơi đây mở rộng diện tích trồng rau.

Hầu hết mọi người đều trao đổi kinh nghiệm về nông nghiệp trong khi chỉ có một vài người được đào tạo để làm việc trong các trang trại công nghệ cao. Thậm chí, các trường cao đẳng đã sử dụng sách giáo khoa lỗi thời; do đó, sinh viên tốt nghiệp không thể đáp ứng yêu cầu cho các nhà tuyển dụng tiềm năng.

Trong thực tế, các nhà tuyển dụng việc làm Lâm Đồng của các công ty quy mô lớn thường chấp nhận sinh viên thực tập để đánh giá niềm đam mê nông nghiệp trước khi tuyển dụng họ. Tất cả công nhân ngay cả một số sinh viên tốt nghiệp từ các trường cao đẳng nông nghiệp phải được đào tạo lại.

Rau và hoa tỉnh Lâm Đồng trên thị trường thế giới

Nếu Lâm Đồng nằm trong số các địa phương dẫn đầu ở lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên toàn quốc, Đà Lạt đã trở thành vùng đóng góp lớn nhất cho khu vực chuyên canh này.

Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả cực kỳ lớn. Giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tăng gấp đôi giá trị sản xuất truyền thống của tỉnh, làm cho Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng tỉnh nói chung là nhà cung cấp rau và hoa lớn nhất trong cả nước. Hoa Đà Lạt đã từng bước thiết lập vị trí của mình trên thị trường quốc tế, nơi họ có thể cạnh tranh trên một nền tảng bình đẳng với đất nước có ngành  trồng hoa phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Người ngoại quốc bị quyến rũ bởi vẻ đẹp màu mỡ của tỉnh Lâm Đồng

Sinh năm 1948 tại Zwolle, một thành phố đông bắc ở Hà Lan, Thomas Hooft nhận ra rằng Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng là địa điểm hoàn hảo để phát triển một ngành nông nghiệp hoa phát triển mạnh sau nhiều năm khảo sát đất có thể canh tác trên khắp châu Á.

Mặc dù có một công việc ổn định ở Mỹ sau khi tốt nghiệp, nhưng Joshua Guikema có một niềm đam mê phiêu lưu và muốn tìm hiểu thế giới. Ông đến thăm Việt Nam vào năm 2009 và kết hôn với một cô gái Tây Nguyên.Tại nơi đây ông đã trồng cây cà phê, thu hoạch hạt cà phê và quyết định thử thiết lập một thương hiệu riêng cho cà phê. Là một kỹ sư nông nghiệp, ông bắt đầu bằng cách phát triển các kỹ thuật canh tác cà phê sạch thân thiện với môi trường để duy trì hương vị độc đáo và mùi thơm của cà phê chín ở đỉnh cao của sự hoàn hảo.

Hai người đàn ông nói trên là một trong số nhiều nông dân nước ngoài kinh doanh đã tìm thấy thành công ở tỉnh Lâm Đồng, góp phần phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Lạt và đưa sản phẩm của thành phố ra thị trường thế giới.

Hiểu thêm về văn hóa làm việc tại thị trường việc làm Gia Lai

Văn hóa làm việc là gì và nó ảnh hưởng môi trường việc làm Gia Lai như thế nào? Văn hóa làm việc trong một công ty là đặc điểm riêng của công ty đó. Nó định nghĩa môi trường nơi nhân viên đang làm việc, nó giúp người tìm việc xác định nơi ứng tuyển phù hợp. Văn hóa làm việc bao gồm vô số yếu tố như môi trường làm việc, sứ mệnh của công ty, giá trị, đạo đức, kì vọng và những mục tiêu.

Ví dụ như, vài công ty có văn hóa làm việc theo nhóm, yêu cầu nhân viên tham gia mọi hoạt động, trong khi những doanh nghiệp khác có phong cách quản lí chặt chẽ và truyền thống hơn. Nhiều công ty lại có nơi làm việc thân thiện, không có nhiều luật lệ và quy định.

Google là một ví dụ về tổ chức có văn hóa làm việc rõ ràng. Các nhân viên làm việc ở Google cảm thấy mình như một công ty nhỏ với bầu không khí thân thiết, mặc dù thực tế họ đã phát triển vượt bậc.

Vì sao văn hóa việc làm Gia Lai lại quan trọng?

Văn hóa làm việc quan trọng đối với nhân viên và những ứng viên tìm việc làm tiềm năng, vì họ sẽ cảm thấy thoải mái và làm việc năng suất khi họ phù hợp với văn hóa làm việc trong công ty. Nhân viên thường thích đi làm hơn khi những nhu cầu và giá trị của họ phù hợp với chỗ làm. Họ có xu hướng phát triển mối quan hệ tốt hơn với đồng nghiệp và thậm chí trở nên năng suất hơn.

Mặt khác, nếu bạn tìm việc làm trong một công ty có văn hóa làm việc không phù hợp với mình, bạn sẽ ít cảm thấy hài lòng với công việc hơn. Ví dụ như, nếu bạn thích làm việc độc lập, nhưng lại vào làm trong công ty chú trọng hoạt động nhóm (hoặc có không gian làm việc chung), thì bạn sẽ cảm thấy không thoải mái và không thể làm việc hiệu quả.

Khi bạn làm việc trong công ty có phong cách quản lí truyền thống, trọng trách công việc của bạn sẽ được xác định rõ ràng, và bạn sẽ ít có cơ hội phát triển nếu không thông qua quy trình thăng chức hoặc thuyên chuyển chính thức. Tại nơi làm việc thoải mái hơn, nhân viên thường có cơ hội nhận những dự án mới và nhiều vai trò khác, miễn là họ có thời gian.Nếu bạn đang tìm công ty có môi trường làm việc vui vẻ, văn hóa làm việc sẽ là yếu tố chủ chốt trong quyết định của bạn khi đánh giá nhà tuyển dụng tương lai

Văn hóa làm việc cũng quan trọng với người sử dụng lao động, vì nhân viên phù hợp văn hóa của công ty sẽ không chỉ cảm thấy hạnh phúc, mà còn làm việc năng suất hơn, và họ sẽ muốn làm việc lâu dài hơn. Do đó, người sử dụng lao động có thể cải thiện năng suất và giữ chân nhân viên nhờ vào văn hóa làm việc phù hợp.

Làm sao để tìm hiểu văn hóa làm việc trong công ty?

Khi tìm việc làm, điều rất quan trọng là tìm được văn hóa của công ty phù hợp với bạn. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng. Dưới đây là vài bí quyết để tìm hiểu rõ hơn về văn hóa làm việc tại thị trường việc làm Gia Lai.

– Xem trang web của công ty. Cụ thể là hãy vào trang “Về chúng tôi (About Us)”. Tại đây thường có mô tả về sứ mệnh và giá trị của công ty. Vài trang web còn có đăng ý kiến của nhân viên, có thể có ích cho việc tìm hiểu văn hóa làm việc tại công ty cụ thể.

– Nghiên cứu. Ngoài xem trang web của công ty, bạn cũng có thể tìm vài trang trực tuyến khác cung cấp chi tiết về văn hóa làm việc của công ty.

– Hỏi người quen. Nếu bạn quen ai đó làm việc trong công ty bạn quan tâm, hãy hẹn họ một buổi trao đổi thông tin để tìm hiểu thêm. Hoặc kiểm tra tài khoản mạng xã hội của bạn xem bạn có kết nối với ai trong công ty mà bạn có thể trò chuyện cùng không. Hay tìm trong văn phòng hướng nghiệp ở trường đại học, bạn cũng có thể trò chuyện với cựu sinh viên nào đang làm việc trong doanh nghiệp bạn nhắm đến.

– Đặt câu hỏi khôn ngoan trong buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi bạn những câu nhằm đánh giá liệu bạn có phù hợp với văn hóa công ty họ không. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đặt câu hỏi cho họ. Hãy hỏi đơn giản: “Các vị có thể mô tả văn hóa công ty mình như thế nào?” là cách thẳng thắng để tìm hiểu về môi trường làm việc. Bạn cũng có thể hỏi về những yếu tố cụ thể của công ty mà bạn cho là quan trọng, như khối lượng công việc làm độc lập với làm theo nhóm, hoặc lịch trình làm việc hàng ngày của nhân viên.

-Học việc. Nếu bạn được giao công việc và vẫn chưa chắc chắn về văn hóa của công ty, hãy hỏi liệu bạn có thể học việc ai đó cùng phòng ban trong một ngày hoặc vài giờ. Đây là một cách hữu hiệu để tìm hiểu hoạt động thực tế của công ty và hỏi những thắc mắc còn sót lại.

Đảm bảo sự lựa chọn phù hợp

Công việc không chỉ là về lương bổng, và tính luôn cả lượng thời gian cần dành ra cho công việc, thì điều quan trọng là nhân viên và quản lí cần đảm bảo công việc phải thật phù hợp. Nếu bạn không cảm thấy vui khi làm việc trong công ty, có lẽ sẽ tốt hơn là nên tìm kiếm cơ hội khác. Trước khi nhận một công việc mà bạn chưa chắc chắn, hãy dành thời gian để đảm bảo sự lựa chọn này phù hợp với kĩ năng, kinh nghiệm, tính cách và mục tiêu trong tương lai của bạn.

Tìm việc tại Lâm Đồng bằng cách liên lạc với cựu sinh viên

Trong thị trường việc làm Lâm Đồng, nếu hỏi chuyên gia hướng nghiệp chiến lược tìm việc làm nào là hiệu quả nhất, bạn sẽ nhận tất cả cùng một câu trả lời: “Bằng mạng lưới quan hệ”. Có lẽ nguồn liên lạc giá trị nhất dành cho sinh viên mới tốt nghiệp là cựu sinh viên của trường. Sau đây là vài cách tốt nhất để liên lạc với cựu sinh viên và tận dụng nguồn hỗ trợ mạnh mẽ này.

   Mạng lưới cựu sinh viên là gì?

Mạng lưới cựu sinh viên cho phép sinh viên đã tốt nghiệp giữ liên lạc với nhau. Mạng lưới này hoạt động như một sự hỗ trợ từ sinh viên đi trước của trường, câu lạc bộ hoặc địa phương, và thường được văn phòng hướng nghiệp trong trường duy trì. Tại đây có thông tin về việc làm, chỗ ở và thông tin liên lạc của các sinh viên đã ra trường.

Sinh viên có thể truy cập vào mạng lưới này để tìm thông tin tuyển dụng các vị trí việc làm Lâm Đồng mới nhất, và cả lời khuyên tìm việc làm từ các cựu sinh viên. Đây là một phương pháp xuất sắc để liên lạc với người trong cùng lĩnh vực, hoặc tìm giúp đỡ trên con đường sự nghiệp.

Văn phòng hướng nghiệp cũng thường tổ chức sự kiện để thành viên trong mạng lưới kết nối với thế hệ sinh viên mới. Trong đó có các hoạt động xã hội, đăng tải và gửi các bảng cập nhật tin tức, gây quỹ và tạo cơ hội cho việc xây dựng các mối quan hệ kết nối và kinh doanh.

Ngoài ra, mạng lưới cựu sinh viên còn có mặt để tư vấn định hướng tìm việc làm cho các lớp sinh viên sau. Nhiều trường cho phép sinh viên chưa tốt nghiệp hoặc những ai đang tìm lời khuyên từ người có chuyên môn có thể liên lạc với cựu sinh viên qua cổng thông tin.

         Làm cách nào để kết nối với cựu sinhviên?

Hãy liên lạc các dịch vụ hướng nghiệp trong trường và hỏi thông tin của cựu sinh viên. Hãy đề cập rằng bạn đang cần thông tin và lời khuyên tìm việc làm. Thông thường, bạn có thể tìm thông tin liên lạc theo vùng miền và lĩnh vực ngành nghề. Hãy soạn thư điện tử hoặc thư tay đề nghị sắp xếp một buổi tư vấn thông tin.

         Có nhiều cách để liên lạc với cựu sinhviên

Tham dự sự kiện của trường. Một cách tuyệt vời để kết nối với cựu sinh viên là thông qua các sự kiện được văn phòng hướng nghiệp, hội cựu sinh viên, hoặc câu lạc bộ tài trợ tổ chức cho trường. Vài sự kiện có chủ đề rõ ràng như cách xây dựng mạng lưới nhanh chóng hoặc danh sách công việc. Nhiều chương trình khác trong môi trường việc làm Lâm Đồng như tham quan viện bảo tàng, phòng trưng bày, các buổi diễn thuyết hoặc hoạt động xã hội cũng cung cấp cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ cựu sinh viên có cùng mối quan tâm. Các sự kiện sẽ được tổ chức trong khuôn viên trường, cũng như tại nhiều thành phố khác tùy vào số lượng cựu sinh viên theo khu vực.

Hãy truy cập vào trang web của văn phòng hướng nghiệp, hội cựu sinh viên và câu lạc bộ để biết thêm thông tin chi tiết.

Chuẩn bị sẵn câu hỏi. Hãy soạn trước những câu hỏi để bạn luôn sẵn sàng khi gặp cựu sinh viên tại các sự kiện. Mở đầu với phần giới thiệu ngắn gọn để đối phương có thông tin bao quát về năng lực chủ chốt, mối quan tâm và nguyện vọng của bạn. Hãy mang CV đến những sự kiện hướng nghiệp và danh thiếp kèm đường dẫn đến hồ sơ trực tuyến của bạn trên trang web tìm việc làm hoặc trang web có thông tin nền tảng của bạn khi đến các loại hình sự kiện khác.

Lên lịch cho các buổi trao đổi thông tin. Hãy cố gắng sắp xếp vài buổi trao đổi thông tin với cựu sinh viên như một cách giữ liên lạc sau buổi làm quen tại các sự kiện. Bạn có thể hẹn ngay trong buổi tham gia chương trình hoặc sau đó thông qua thư điện tử nếu bạn đã trao đổi danh thiếp. Trong thư bạn nên viết những điều như: “Em rất vui vì được gặp anh/ chị tại buổi triển lãm. Công việc của anh/ chị trong mảng marketing nghe thật hấp dẫn. Anh/ chị có thể sắp xếp một buổi gặp mặt tư vấn thêm cho em về những điều cần làm để bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực này không?”.

Sử dụng trang web tìm việc uy tín. Hãy đảm bảo là bạn có tài khoản trên các trang web tìm việc uy tín, được cập nhật đầy đủ với những thông tin về năng lực mới nhất của bạn. Hãy soạn tin nhắn nhấn mạnh rằng bạn quan tâm đến lĩnh vực cụ thể nào, gửi đến cựu sinh viên đang làm trong ngành nghề bạn nhắm đến, và cố gắng hẹn vài buổi gặp trao đổi thông tin.

Sử dụng mạng xã hội. Mạng xã hội mang đến những cơ hội tuyệt vời để kết nối với cựu sinh viên. Bạn hẳn có vài người bạn trên Facebook học cùng trường và giờ đang làm việc trong lĩnh vực bạn quan tâm hoặc có quen biết với người có thể giúp bạn. Hãy xem lại danh sách bạn bè của mình và nhắn tin bất kì ai có thể là nguồn hỗ trợ tốt, hoặc đăng vài dòng trạng thái như: “Tôi đang khám phá các lựa chọn nghề nghiệp trong mảng công nghệ và rất mong nói chuyện với bạn nếu bạn có bất kì thông tin gì về công việc này. Tôi cũng hoan nghênh các giới thiệu của bạn với những kết nối làm việc trong lĩnh vực này để được tư vấn thêm thông tin”.