Trình độ học vấn là gì? Hướng dẫn điền trình độ học vấn đúng nhất

Trình độ học vấn là gì? Rất nhiều người hiện nay còn phân vân không biết trình độ học vấn có khác gì với trình độ chuyên môn hay không? Điều đó khiến họ dễ ghi nhầm thông tin trong hồ sơ xin việc hiện nay. Vậy sự thật hai khái niệm này có hoàn toàn giống nhau hay không?

Việc hiểu và ghi đúng trình độ học vấn là điều rất quan trọng để hạn chế việc sai sót thông tin trong mặt giấy tờ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người hiện nay ghi sai thông tin này thậm chí là chưa phân biệt được trình độ học vấn là gì? Để giải đáp thắc mắc trên, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về khái niệm trình độ học vấn và cách ghi trình độ học vấn chuẩn không cần chỉnh.

Trình độ học vấn là gì?

Trình độ học vấn được hiểu là những kiến thức chuyên môn được cá nhân tích lũy qua việc học tập, đọc sách và tìm hiểu những điều hay ho từ những người khác. Những người có trình độ học vấn càng cao thì càng có nhiều sự hiểu biết và thông thái. Tùy vào năng lực của mỗi người mà từng cá nhân sẽ có trình độ học vấn khác nhau.

Đa phần trình độ học vấn của một người sẽ được phân chia thành từng cấp bậc từ nhỏ đến lớn như sau: Cấp tiểu học, cấp trung học và cấp đại học,… Mỗi cấp bậc như vậy sẽ được gọi là trình độ học vấn. Trong đó bậc phổ thông sẽ bao gồm 12 năm học, người học phải trải qua 5 năm học Tiểu học, 4 năm học Trung học cơ sở và 3 năm học Trung học Phổ thông.

Chính vì vậy trình độ của một người nếu tốt nghiệp Tiểu học là 5/12, tốt nghiệp Trung học sẽ là 9/12 và tốt nghiệp Trung học phổ thông là 12/12. Các bậc học sau Trung học phổ thông sẽ bao gồm: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và Sau Đại học gọi là Cao học hoặc Nghiên cứu sinh,…

Tầm quan trọng của trình độ học vấn là gì?

Xã hội hiện đại rất xem trọng trình độ học vấn của mỗi cá nhân. Bạn có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tìm kiếm việc làm và xây dựng mối quan hệ ngoại giao càng lớn. Cụ thể hơn, nếu một người có trình độ học vấn từ cấp bậc Đại học sẽ có những lợi thế sau đây:

Dễ dàng tìm kiếm việc làm, cơ hội nghề nghiệp rộng mở với nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nhà tuyển dụng cũng rất xem trọng những ứng viên có trình độ học vấn cao. Vì nó sẽ làm tiền đề giúp người xin việc chứng minh được khả năng xử lý công việc và tạo ra những giá trị cho doanh nghiệp trong tương lai.

Song song đó, trình độ học vấn càng cao thì càng bạn dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới, mở rộng thế giới quan. Nhờ vậy bạn có thể dễ dàng phát triển tâm thức trở nên tốt hơn, ứng dụng những điều đó vào công việc và tạo ra những thành tích vượt trội.

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn có phải là một không?

Sự thật thì trình độ học vấn và trình độ chuyên môn không hề giống nhau. Trình độ học vấn có ý nghĩa bao hàm rộng hơn so với trình độ chuyên môn. Cụ thể hơn là, trình độ học vấn còn bao gồm trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Trình độ văn hóa thể hiện mức độ phát triển nhận thức, ứng xử thông qua những chuẩn mực của xã hội.

Trình độ học vấn thể hiện bậc học cao nhất của một cá nhân khi người đó hoàn thành được trong hệ thống giáo dục được nhà nước quy định. Trình độ chuyên môn chỉ là một phần nhỏ của trình độ học vấn, cụ thể hơn là một chuyên ngành mà người học đã được đào tạo bài bản về mặt kiến thức và kỹ năng. Trình độ chuyên môn sẽ chia làm nhiều cấp bậc như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân hoặc Kỹ sư,…

Hướng dẫn viết trình độ học vấn trong CV/ Hồ sơ xin việc đúng cách

CV hay hồ sơ xin việc là một trong những loại giấy tờ rất quan trọng đối với những ứng cử viên xin việc hiện nay. Trong CV/ hồ sơ xin việc cần phải đảm bảo ghi đúng nội dung liên quan đến trình độ học vấn. Cho nên khi ghi trình độ học vấn trong CV, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Với những loại hồ sơ xin việc được in sẵn hoặc hồ sơ có ghi sẵn mục trình độ học vấn và trình độ chuyên môn riêng biệt thì bạn cần quan sát cẩn thận để không ghi nhầm. Với trình độ học vấn ghi trong CV cá nhân thông thường ứng viên nên linh hoạt ghi rõ trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cụ thể.

Trong mục trình độ học vấn, bạn nên ghi thông tin cụ thể cao nhất là bao nhiêu. Ví dụ là 10/12 hoặc 12/12,… Tiếp theo đó là nên ghi bậc học theo thời gian gần đây nhất đến thời gian xa nhất. Trong phần nội dung nên ghi rõ chuyên ngành và tên trường học. Nếu bạn đạt được những giải thưởng hoặc chứng chỉ nghiệp vụ cụ thể,… thì hãy ghi rõ yếu tố này để tăng điểm tích cực trong mắt nhà tuyển dụng nhé!

Trên đây là những thông tin liên quan đến khái niệm trình độ học vấn là gì? Hy vọng sau khi đọc qua nội dung bài viết, bạn đã có thể hiểu và phân biệt rõ giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn để tránh ghi nhầm trong CV bạn nhé!