Trình độ học vấn là gì? Hướng dẫn điền trình độ học vấn đúng nhất

Trình độ học vấn là gì? Rất nhiều người hiện nay còn phân vân không biết trình độ học vấn có khác gì với trình độ chuyên môn hay không? Điều đó khiến họ dễ ghi nhầm thông tin trong hồ sơ xin việc hiện nay. Vậy sự thật hai khái niệm này có hoàn toàn giống nhau hay không?

Việc hiểu và ghi đúng trình độ học vấn là điều rất quan trọng để hạn chế việc sai sót thông tin trong mặt giấy tờ. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người hiện nay ghi sai thông tin này thậm chí là chưa phân biệt được trình độ học vấn là gì? Để giải đáp thắc mắc trên, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về khái niệm trình độ học vấn và cách ghi trình độ học vấn chuẩn không cần chỉnh.

Trình độ học vấn là gì?

Trình độ học vấn được hiểu là những kiến thức chuyên môn được cá nhân tích lũy qua việc học tập, đọc sách và tìm hiểu những điều hay ho từ những người khác. Những người có trình độ học vấn càng cao thì càng có nhiều sự hiểu biết và thông thái. Tùy vào năng lực của mỗi người mà từng cá nhân sẽ có trình độ học vấn khác nhau.

Đa phần trình độ học vấn của một người sẽ được phân chia thành từng cấp bậc từ nhỏ đến lớn như sau: Cấp tiểu học, cấp trung học và cấp đại học,… Mỗi cấp bậc như vậy sẽ được gọi là trình độ học vấn. Trong đó bậc phổ thông sẽ bao gồm 12 năm học, người học phải trải qua 5 năm học Tiểu học, 4 năm học Trung học cơ sở và 3 năm học Trung học Phổ thông.

Chính vì vậy trình độ của một người nếu tốt nghiệp Tiểu học là 5/12, tốt nghiệp Trung học sẽ là 9/12 và tốt nghiệp Trung học phổ thông là 12/12. Các bậc học sau Trung học phổ thông sẽ bao gồm: Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và Sau Đại học gọi là Cao học hoặc Nghiên cứu sinh,…

Tầm quan trọng của trình độ học vấn là gì?

Xã hội hiện đại rất xem trọng trình độ học vấn của mỗi cá nhân. Bạn có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tìm kiếm việc làm và xây dựng mối quan hệ ngoại giao càng lớn. Cụ thể hơn, nếu một người có trình độ học vấn từ cấp bậc Đại học sẽ có những lợi thế sau đây:

Dễ dàng tìm kiếm việc làm, cơ hội nghề nghiệp rộng mở với nhiều sự lựa chọn khác nhau. Nhà tuyển dụng cũng rất xem trọng những ứng viên có trình độ học vấn cao. Vì nó sẽ làm tiền đề giúp người xin việc chứng minh được khả năng xử lý công việc và tạo ra những giá trị cho doanh nghiệp trong tương lai.

Song song đó, trình độ học vấn càng cao thì càng bạn dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới, mở rộng thế giới quan. Nhờ vậy bạn có thể dễ dàng phát triển tâm thức trở nên tốt hơn, ứng dụng những điều đó vào công việc và tạo ra những thành tích vượt trội.

Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn có phải là một không?

Sự thật thì trình độ học vấn và trình độ chuyên môn không hề giống nhau. Trình độ học vấn có ý nghĩa bao hàm rộng hơn so với trình độ chuyên môn. Cụ thể hơn là, trình độ học vấn còn bao gồm trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Trình độ văn hóa thể hiện mức độ phát triển nhận thức, ứng xử thông qua những chuẩn mực của xã hội.

Trình độ học vấn thể hiện bậc học cao nhất của một cá nhân khi người đó hoàn thành được trong hệ thống giáo dục được nhà nước quy định. Trình độ chuyên môn chỉ là một phần nhỏ của trình độ học vấn, cụ thể hơn là một chuyên ngành mà người học đã được đào tạo bài bản về mặt kiến thức và kỹ năng. Trình độ chuyên môn sẽ chia làm nhiều cấp bậc như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân hoặc Kỹ sư,…

Hướng dẫn viết trình độ học vấn trong CV/ Hồ sơ xin việc đúng cách

CV hay hồ sơ xin việc là một trong những loại giấy tờ rất quan trọng đối với những ứng cử viên xin việc hiện nay. Trong CV/ hồ sơ xin việc cần phải đảm bảo ghi đúng nội dung liên quan đến trình độ học vấn. Cho nên khi ghi trình độ học vấn trong CV, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

Với những loại hồ sơ xin việc được in sẵn hoặc hồ sơ có ghi sẵn mục trình độ học vấn và trình độ chuyên môn riêng biệt thì bạn cần quan sát cẩn thận để không ghi nhầm. Với trình độ học vấn ghi trong CV cá nhân thông thường ứng viên nên linh hoạt ghi rõ trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cụ thể.

Trong mục trình độ học vấn, bạn nên ghi thông tin cụ thể cao nhất là bao nhiêu. Ví dụ là 10/12 hoặc 12/12,… Tiếp theo đó là nên ghi bậc học theo thời gian gần đây nhất đến thời gian xa nhất. Trong phần nội dung nên ghi rõ chuyên ngành và tên trường học. Nếu bạn đạt được những giải thưởng hoặc chứng chỉ nghiệp vụ cụ thể,… thì hãy ghi rõ yếu tố này để tăng điểm tích cực trong mắt nhà tuyển dụng nhé!

Trên đây là những thông tin liên quan đến khái niệm trình độ học vấn là gì? Hy vọng sau khi đọc qua nội dung bài viết, bạn đã có thể hiểu và phân biệt rõ giữa trình độ học vấn và trình độ chuyên môn để tránh ghi nhầm trong CV bạn nhé!

Quyết đoán là gì? 5 bí quyết để trở thành người quyết đoán mọi tình huống

Quyết đoán là gì? Không phải ai từ khi sinh ra đã có đủ sự tự tin và bản lĩnh trước mọi hoàn cảnh. Một số người có tính thiếu quyết đoán có thể là do còn nhiều sự tự ti trong suy nghĩ. Vậy làm sao để có thể học cách quyết đoán hơn?

Để giúp bạn trả lời câu hỏi trên, trong bài viết này hôm nay chúng tôi đã đưa ra khái niệm chính xác về tính quyết đoán là gì? Song song đó, là chia sẻ những bí quyết giúp bản thân rèn luyện tính quyết đoán được tốt hơn. Cùng xem đó là những kiến thức hay ho nào bạn nhé!

Quyết đoán là gì?

Quyết đoán là một tính cách điển hình khi nhắc đến một người nào đó. Một người có tính quyết đoán cao có khả năng xem xét và đưa ra một lựa chọn phù hợp nhất để mang về kết quả tốt nhất. Nói một cách dễ hiểu thì quyết đoán chính là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo để đưa ra những mục tiêu làm việc hiệu quả hơn.

Việc đưa ra quyết định đối với một người là không hề dễ dàng và đôi khi quá trình đó có thể mang tính hợp tác nhất định. Dù sao đi nữa thì việc học cách đưa ra quyết định đúng đắn cũng là một dạng kỹ năng mềm quan trọng mà chúng ta cần cải thiện để hạn chế đưa ra những quyết định mang tính bất lợi cho bản thân. 

5 bí quyết trở thành người quyết đoán

Để trở thành một người có tính quyết đoán cao, đòi hỏi mỗi người phải lựa chọn cho bản thân những phương pháp cải thiện tính thiếu quyết đoán đúng cách. Đầu tiên bạn có thể áp dụng những cách tăng sự quyết đoán sau đây:

Hãy học cách nói “không” trong những tình huống cần thiết

Việc bạn liên tục nói “có” với những yêu cầu bất hợp lý sẽ làm bạn cảm thấy bị quá tải. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc căng thẳng, mệt mỏi và kiệt sức. Việc bạn biết cách nói “không” đúng lúc cũng là phương pháp an toàn để kiểm soát thời gian và năng lượng của bản thân không bị rơi vào những điều tiêu cực.

Việc bạn dám nói “không” với những điều bạn không muốn làm, cũng là cách bạn thể hiện được giá tri của bản thân và tránh bị người khác lợi dụng. Hãy nhớ rằng bạn là người phải chịu trách nhiệm cho chính những việc làm của mình. Cho nên, lời khuyên dành cho bạn là nên đưa ra những quyết định thật sự phù hợp sau quá trình cân nhắc dài lâu.

Không bị thao túng tâm lý bởi những quyết định của người khác

Nếu muốn bản thân có sự quyết đoán hơn, khi lắng nghe ý kiến của người khác thì bạn chỉ nên tiếp cận những vấn đề mới, những thông tin và góc nhìn mới. Điều này giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn cho sự lựa chọn, cân nhắc của mình. Lắng nghe càng nhiều góc nhìn của bạn sẽ càng được mở rộng, từ đó cũng giúp rèn luyện tư duy phản biện, phân tích những ưu điểm và nhược điểm cho từng sự lựa chọn tốt hơn.

Lắng nghe để thu thập thông và xác định các mặt mạnh hay yếu của vấn đề. Bạn không nên có suy nghĩ những gì người khác nói sẽ mang tính chính xác 100%. Trước khi đưa ra bất kỳ nhận định khách quan nào, bạn cũng nên cân nhắc từ phương diện của bản thân trước nhé!

Đừng e ngại việc sợ mắc sai lầm

Bạn không nên sợ hãi về một quyết định tiêu cực nào đó sẽ cản trở việc bạn đưa ra sự lựa chọn. Đôi khi bạn nên mạnh mẽ quyết định những điều bản thân mong muốn, biết đâu kỳ tích sẽ diễn ra. Bạn nên cho bản thân yêu những điều không hoàn hảo của mình, đừng e sợi sai lầm hay thất bại. Vì mỗi lần thất bại, bạn sẽ có những bài học mang tính trưởng thành hơn. Đó là cơ hội để bạn đưa ra sự lựa chọn tốt hơn trong tương lai.

Xây dựng một tầm nhìn dài hạn

Việc này sẽ giúp bạn rèn luyện được tính quyết đoán tốt hơn, vì nó thấy đẩy bạn đưa ra những quyết định có tầm quan trọng rõ ràng thay vì tập trung vào những lợi ích trước mắt. Thông thường, mọi người sẽ sợ hãi khi đứng trước một quyết định nào đó. Tuy nhiên, nếu bạn có một tầm nhìn dài hạn, bạn sẽ đánh giá được những điều cần làm và không cần làm để bản thân không phải mất quá nhiều thời gian suy đoán.

Không cần quá dè dặt khi phát ngôn

Khi bạn thường xuyên chia sẻ những ý kiến của mình, bạn sẽ dần mất đi sự lo lắng và suy nghĩ về việc những người xung quanh đánh gì về bạn. Học cách không dè dặt khi phát ngôn giúp bạn học cách lắng nghe và sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt hơn. Những kỹ năng này sẽ đóng một vai trò rất quan trọng để bạn đưa ra quyết định và thuyết phục những người khác.

Trên đây chỉ là 5 bí quyết đơn giản giúp bạn rèn luyện tính quyết đoán cho bản thân mình trong số rất nhiều cách khác nhau. Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu được quyết đoán là gì? Cách để phát triển tính quyết đoán và sự tự tin trong mọi hoàn cảnh nhé!