Các hàm trong excel thường dùng mà bạn nên biết

Là một nhân viên văn phòng, chắc hẳn bạn không còn xa lạ với Excel. Excel là phần mềm trợ giúp thực hiện báo cáo, xử lý số liệu. Hiểu rõ về các hàm trong Excel sẽ giúp việc sử dụng được dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn. Cùng điểm qua các hàm thường dùng của excel trong bài viết dưới đây nhé.

Các hàm tính toán

1.   SUM

Hàm SUM được dùng để tính tổng giá trị các số trong dãy ô được chọn. Cú pháp:

=SUM(number1, [number2], …)

Với number1, number2 là các giá trị bạn muốn tính tổng. Ví dụ =SUM(10,20).

Ngoài ra bạn có thể chọn phạm vi các ô muốn tính tổng. Ví dụ =SUM(C2:C4)

2.   COUNT và COUNTA

Hàm COUNT đếm số lượng ô có chứa các số, đồng thời đếm các số có trong danh sách tham đối. Sử dụng hàm COUNT để biết số mục nhập trong trường số nằm trong phạm vi hoặc dãy số. Cú pháp:

=COUNT(value1, [value2],…)

Với:

  • value1 (bắt buộc): Mục đầu tiên, tham chiếu ô hoặc phạm vi trong đó bạn muốn đếm số.
  • value2,… (tùy chọn): Tối đa 255 mục, tham chiếu ô hoặc phạm vi bổ sung trong đó bạn muốn đếm số.

Ví dụ, bạn muốn đếm các ô có số trong cột Total Sales, bấm cú pháp =AVERAGE(C1:C4). Kết quả có 3 ô chứa số trong phạm vi đã chọn.

Hàm COUNTA đếm các ô không trống (các ô chứa giá trị chuỗi và số) trong một vùng dữ liệu nhất định. Cú pháp:

=COUNTA(number1, [number2], …)

Ví dụ, bạn muốn đếm các ô không bỏ trống trong bảng sau, cú pháp: =COUNTA(A1:C5). Kết quả có 12 ô không bỏ trống.

3.   AVERAGE

Hàm AVERAGE tính giá trị trung bình của phạm vi giá trị ô đã được chọn. Cú pháp:

=AVERAGE(number1, [number2], …)

Với:

  • number1 (Bắt buộc): Số thứ nhất, tham chiếu ô, hoặc phạm vi muốn tính trung bình.
  • number2,… (Tùy chọn): Các số, tham chiếu ô hoặc phạm vi bổ sung muốn tính trung bình, tối đa là 255.

Ví dụ, để tính trung bình cột Total Sales, ta bấm chú pháp =AVERAGE(C2:C4) hoặc =AVERAGE(C2,C3,C4)

4.   MIN and MAX

Hàm MIN và MAX tìm ra giá trị nhỏ nhất và lớn nhất trong vùng dữ  liệu được chọn. Cú pháp:

=MIN(number1, [number2], …)

=MAX(number1, [number2], …)

Ví dụ, bạn muốn tìm giá trị lớn nhất trong cột Total Sales, cú pháp: =MAX(C1:C4). Kết quả 400 là giá trị lớn nhất.

5.   PRODUCT

Hàm PRODUCT được sử dụng để nhân tất cả các đối số đã chọn lại với nhau và trả về tích của chúng. Cú pháp:

=PRODUCT(number1, [number2],…)

Lưu ý:

  • Các ô bỏ trống hàm PRODUCT sẽ mặc định là 0.
  • Các ô chứa văn bản sẽ không được hàm PRODUCT tính và sẽ hiển thị lỗi #DIV/0!

Ví dụ: Bạn muốn nhân tất cả các giá trị trong bảng sau, cú pháp là =PRODUCT(A2:B4)

Các hàm điều kiện logic

1.   IF

Hàm IF giúp kiểm tra, đối chiếu và trả về kết quả tương ứng với điều kiện đưa ra. Cú pháp:

=IF(logical_test, value_if_true, [value_if_false])

Trong đó:

  • logical_test: Giá trị thực hiện.
  • value_if_true: Điều kiện thỏa mãn.
  • value_if_false: Điều kiện không thỏa mãn.

Ví dụ, bạn muốn kiểm tra xem học sinh có điểm số đạt theo điều kiện như sau. Cú pháp: =IF(C2>=5,”Đạt”,”Không đạt”)

Hàm IF sẽ giúp bạn phân loại “Đạt” hay “Không đạt” dựa trên xem xét cột Điểm số theo điều kiện lớn hơn hoặc bằng 5.

2.   COUNTIF

Hàm COUNTIF đếm tổng số ô thoả mãn điều kiện đặt ra trong vùng dữ liệu đã chọn. Cú pháp:

=COUNTIF(range,criteria)

Trong đó:

  • range: Vùng dữ liệu cần đếm.
  • criteria: Điều kiện để đếm.

Ví dụ, bạn cần đếm số học sinh có điểm số đạt. Cú pháp: =COUNTIF(C2:C6,”>=5″)

3.   VLOOKUP

Hàm VLOOKUP tìm kiếm thông tin, giá trị trong một bảng dữ liệu và trả về giá trị tương ứng từ một cột khác trong bảng đó. Hàm VLOOKUP được dùng để tìm kiếm thông tin nhanh chóng từ một bảng dữ liệu lớn dựa trên giá trị cụ thể và trả về giá trị liên quan từ cột khác. Cú pháp:

=VLOOKUP(Lookup_value, Table_array, Col_index_num, [Range_lookup])

Trong đó:

  • Lookup_value: là giá trị dùng để tìm kiếm
  • Table_array: là vùng điều kiện để dò tìm giá trị tìm kiếm, cột đầu tiên trong table_array là cột để tìm giá trị tìm kiếm. Table_array có thể cùng hoặc khác sheet với Lookup_value và cũng có thể cùng file hoặc khác file với Lookup_value. Thường để ở dạng địa chỉ tuyệt đối
  • Col_index_num: Là thứ tự của cột cần lấy dữ liệu trên bảng giá trị cần tìm. Cột đầu tiên của vùng dữ liệu được tính là 1
  • Range_lookup: tìm kiếm chính xác hay tìm kiếm tương đối với bảng giới hạn, nếu bỏ qua thì mặc định là 1.
    Nếu Range_lookup = 1 (TRUE): dò tìm tương đối
    Nếu Range_lookup = 0 (FALSE): dò tìm chính xác.

Lưu ý: Hàm VLOOKUP được dùng để tìm kiếm theo cột

Ví dụ, bạn muốn điền tên sản phẩm theo mã sản phẩm có sẵn dựa theo bảng danh mục sản phẩm. Cú pháp:

Lưu ý: Sau khi chọn, Table_array (trong trường hợp này là từ F4:G6) => nhấn F4 để cố định vùng điều kiện.

Cách đánh số trang trong Word đơn giản

Việc đánh số trang là cần thiết và quan trọng đối với một văn bản, đặc biệt với văn bản nhiều trang, trong việc in ấn, tìm kiếm và đo lường. Vậy bạn nếu bạn đang còn lăn tăn không biết cách đánh số trang trong word thì hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Cách đánh số trang trong Word từ trang đầu

Bước 1: Tìm tab Insert trên thanh công cụ, tại mục Header & Footer, chọn Page Number

Bước 2: Chọn vị trí muốn đánh số trang, các tùy chọn gồm:

– Top of Page (Header): Số trang đánh ở vị trí trên cùng

– Bottom of Page (Footer): Số trang đánh ở vị trí dưới cùng

– Page Margin: Số trang đánh ở vị trí sát lề

– Current Position: Số trang đánh tại vị trí xuất hiện con trỏ chuột

Ở bước này, tùy thuộc vào ý muốn và mục đích của mình mà bạn có thể chọn các vị trí đánh số trang trên khu vực phù hợp. Sau khi chọn xong, số trang sẽ tự động đánh cho toàn bộ tài liệu này.

Cách đánh số trang Word theo chẵn lẻ xen kẽ

Chẳng hạn trong trường hợp bạn muốn đánh số trang theo dạng số lẻ nằm bên trái còn số chẵn nằm bên phải. Bạn có thể đánh số trang như được hướng dẫn ở trên rồi làm thêm các bước sau:

– Nhấp double-click vào Header hoặc Footer nơi số trang đang được đánh => Chọn Different Odd & Even Pages

– Sau đó, bạn có thể tùy chỉnh định dạng theo ý muốn hoặc thêm ký tự để Word có thể chỉnh lại sao cho phù hợp với nhu cầu của bạn.

 Cách đánh số trang Word từ một trang bất kỳ

Trong trường hợp bạn không muốn đánh số trang đầu tiên là trang bìa, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đặt con trỏ văn bản tại vị trí trang bạn muốn đánh số

Bước 2: Tìm tab Layout, chọn Breaks. Tại menu vừa sổ xuống, chọn Next Page. Bước này sẽ giúp chia tài liệu tại con trỏ chuột của bạn thành 2 phần ở 2 trang khác nhau: 1 phần trước con trỏ chuột và một phần sau con trỏ chuột.

Bước 3: Chọn tab Insert, chọn Page number. Tiếp tục chọn Format page.

Một hộp thoại Page Number Format xuất hiện, trong đó:

– Mục Number Format: Chọn kiểu đánh số (123, abc, số la mã…)

– Mục Start at: chọn giá trị bạn muốn đối với trang bắt đầu

=> Chọn OK

Bước 4: Tại tab Insert, chọn tại mục Header & Footer, chọn Page Number và tuỳ chọn kiểu đánh dấu theo ý muốn của bạn

Bước 5: Trên thanh công cụ lúc này sẽ thấy mục Link to Previous được in đậm, thể hiện rằng 2 phần văn bản được chia ở bước 2 vẫn còn được liên kết với nhau. Hãy nhấp vào Link to Previous để bỏ sự liên kết này và mục này được bình thường trở lại.

Bước 6: Quay trở lại phần đầu văn bản và xóa số trang đã được đánh. Sau khi hoàn thành chọn Close Header and Footer

Cách bỏ đánh số trang trong Word

Khi bạn đã đánh số trang nhưng lại đổi ý không muốn đánh số trang nữa thì chỉ cần thực hiện một vài bước đơn giản sau:

Bước 1: Chọn tab Insert, tại mục Header & Footer, chọn Page Number

Bước 2: Tùy theo vị trí đang được đánh số tại Header hay Footer, bấm vào mục tương ứng. Sau đó chọn Remove Header/Footer ở cuối hộp thoại.

Cách đánh số trang trong Word bằng số la mã

Nếu bạn muốn đánh số trang bằng số la mã, chữ cái thay vì 1,2,3 như bình thường thì tại chọn mục Format page. Ở hộp thoại Page Number Format, chọn kiểu số trang mà bạn muốn.

Vì sao số trang trong Word không được liên tục?

Đối với những bạn mới tập đánh số trang trong Word, đôi khi cũng xảy ra các lỗi thao tác khiến số trang trong Word không được liên tục. Nếu bạn gặp tình trạng này thì thường có hai nguyên nhân:

  • Nhầm lẫn giữa Insert Page Number và Insert Number of Pages
  • Hiện tại đang chọn chế độ Page Number gồm có số trang/ tổng số trang

Sau đây là cách để khắc phục tình trạng này:

  • Đánh số trang lại bằng cách bạn hiểu và thành thạo nhất
  • Xóa toàn bộ trang đã đánh bằng cách chọn Remove Page Numbers
  • Tránh nhầm lẫn giữa Insert Number of Pages và Insert Page Number, trong đó:
    Insert Number of Page: Tổng số các trang đang có chữ trong Word
    Insert Page Number: Số trang hiển thị

KPI là gì? Tầm quan trọng của của KPI

Để quản trị tốt công việc thì việc quan trọng là phải đo lường được hiệu suất công việc. Đó là lý do KPI được cho ra đời. Vậy KPI là gì? KPI có tầm quan trọng như thế nào đối với hoạt động của doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

KPI là gì?

Kip là từ viết tắt của Key Performance Indicators, là chỉ số đo lường và đánh giá kết quả thực hiện công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng. KPI cung cấp mục tiêu để nhân viên phấn đấu, các cột mốc quan trọng để đánh giá tiến độ và thông tin chi tiết giúp đội nhóm của tổ chức đưa ra quyết định tốt hơn.

KPI có thể được sử dụng trong đa dạng lĩnh vực và bộ phận, từ nhân sự, bán hàng đến marketing… Bên cạnh đó, KPI có thể gồm lợi nhuận, doanh thu, số lượng sản phẩm bán ra, chi phí trung bình hằng năm… Phân tích KPI giúp tổ chức, doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và chắc chắn về hiệu quả hoạt động và đưa ra những điều chỉnh, phát triển cần thiết.

Các loại KPI

  • Lagging KPI: Lagging KPI liên quan đến trạng thái hiện tại của doanh nghiệp. Loại KPI này đo lường mục tiêu đã đặt ra và muốn đạt được trong một khung thời gian cụ thể.
  • Leading KPI: Leading KPI đo lường và xác định trạng thái trong tương lai của mục tiêu kinh doanh.
  • High KPI: Đây là loại KPI có liên quan đến toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp. Có thể nói đây là những chỉ số đo lường sự thành công của tổ chức, doanh nghiệp nói chung
  • Low KPI: Đây là loại chỉ số hiệu suất nhỏ hơn với mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như chiến lược phòng ban hay một dự án nhỏ mà doanh nghiệp đã thực hiện.

Tầm quan trọng của KPI

KPI là công cụ không thể thiếu đối với các doanh nghiệp muốn khai thác thông tin chi tiết dựa trên dữ liệu để tạo lợi thế chiến lược. KPI không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc, hiệu suất hoạt động mà còn giúp doanh nghiệp dự đoán thách thức và nắm bắt cơ hội phát triển theo thời gian thực.

KPI cho phép doanh nghiệp xác định những điểm cần cải thiện, thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên, định hướng chiến lược nhằm tăng cường sự bền vững và khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

Sau đây là một số lợi ích nổi bật mà KPI có thể mang lại cho tổ chức, doanh nghiệp:

1.   Giao tiếp hiệu quả với nhân viên

Khi có mục tiêu rõ ràng, nhân viên sẽ có động lực hơn để cố gắng. Nếu không, họ khó có thể hoàn thành công việc với hiệu suất tốt nhất. KPI giúp doanh nghiệp đặt ra mục tiêu cụ thể về thời gian cũng như khối lượng công việc cần thực hiện. Chúng có thể được đặt theo ngày hoặc theo tuần, theo tháng.

Bên cạnh đó, nhân viên cũng nhận thức được doanh nghiệp mong đợi gì ở họ, giúp thúc đẩy tinh thần và hiệu suất làm việc. Đồng thời, KPI giúp doanh nghiệp đánh giá và đo lường hiệu suất giữa các nhân viên, xác định thành viên nào có hiệu suất cao, thấp nhất.

2.   Khuyến khích sự tăng trưởng của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp sử dụng KPI hiệu quả có thể thúc đẩy sự phát triển của cả nhân viên và doanh nghiệp vì KPI cung cấp cho doanh nghiệp khả năng xác định các lĩnh vực cần cải thiện và đưa ra sáng kiến đổi mới liên tục. Ngoài ra, KPI còn cho thấy kỹ năng, khía cạnh mà nhân viên có thể phát triển hơn, giúp cải thiện hiệu suất và hiệu quả công việc.

3.   Đo lường tiến độ

Việc triển khai và phân tích KPI giúp doanh nghiệp theo dõi tiến độ hoạt động kinh doanh của mình. Việc thiết lập giá trị hiệu suất trung bình dựa trên báo cáo KPI sẽ giúp so sánh với hiệu suất của báo cáo mới. Bên cạnh đó, KPI còn cho thấy sự thay đổi và hiệu quả của các quy trình hiện tại đối với hoạt động kinh doanh.

Làm thế nào để thiết lập KPI?

Tuỳ vào lĩnh vực, mục tiêu của doanh nghiệp mà việc thiết lập KPI có thể được điều chỉnh khác nhau. Sau đây là một số bước cơ bản giúp bạn đề ra KPI phù hợp cho doanh nghiệp của mình:

  1. Đặt ra mục tiêu cuối cùng: Hãy cân nhắc kỹ xem đâu là điều doanh nghiệp của bạn mong đợi và muốn hướng đến. Từ đó, đề ra mục tiêu thực tế, cụ thể và xác định mốc thời gian phù hợp, chẳng hạn như tăng 10% doanh số trong vòng ba tháng tới.
  2. Xác định tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, đội nhóm: Sau khi có mục tiêu cụ thể, đánh giá xem hiện tại đã đạt được bao nhiêu phần trăm, hay hoạt động của đội nhóm mình có ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu đó.
  3. Xem xét dữ liệu đã tích lũy được: Bạn nên thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan sau đó tiến hành phân tích kỹ lưỡng để hiểu cách hoạt động, điểm mạnh, điểm cần cải thiện ở hoạt động kinh doanh.
  4. Xác định lịch phân tích, đánh giá KPI: Điều này liên quan đến tần suất bạn lập báo cáo để đánh giá tiến độ làm việc dựa trên nghiên cứu KPI.
  5. Chia nhỏ mục tiêu cuối cùng thành mục tiêu nhỏ hơn: Mục tiêu nhỏ hơn dễ thực hiện hơn, giúp cho nhân viên có cảm giác đạt được thành tựu và tiếp tục cố gắng để cùng nhau đạt mục tiêu cuối cùng.
  6. Phân chia công việc phù hợp: Cuối cùng, hãy phân công nhiệm vụ cũng như trách nhiệm cho các phòng ban, nhân viên một cách hợp lý để đảm bảo họ có khả năng thực hiện.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2024

Khi gia nhập thị trường lao động, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân một cách đầy đủ. Vậy thuế thu nhập cá nhân là gì? Làm thế nào để tính thuế thu nhập cá nhân? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền trích từ thu nhập của các cá nhân, bao gồm lương, tiền công, tiền thưởng, và các khoản thu nhập khác để nộp vào ngân sách nhà nước sau khi được giảm trừ.

Đối với những cá nhân có thu nhập thấp hơn mức quy định phải đóng thuế thì không áp dụng thuế thu nhập cá nhân. Người có thu nhập càng cao thì thuế thu nhập cá nhân cần nộp càng lớn. Thuế thu nhập cá nhân công bằng với mọi đối tượng, nhờ đó góp phần giảm khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân được chia thành 2 nhóm:

  • Cá nhân cư trú: Thu nhập chịu thuế là khoản phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam (không phân biệt nơi trả thu nhập)
  • Cá nhân không cư trú: Thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập).

Vai trò của thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước và được sử dụng để tài trợ cho các dịch vụ công cộng và phát triển cơ sở hạ tầng. Thuế thu nhập cá nhân tỷ lệ thuận với thu nhập bình quân đầu người. Nghĩa là khi nền kinh tế phát triển hơn, thu nhập của người lao động tăng thì nguồn thu của nhà nước cũng được tăng lên.

Thuế thu nhập cá nhân không đánh vào cá nhân có thu nhập thấp, dưới mức quy định để đảm bảo họ có đủ kinh phí tối thiểu để chi trả cho cuộc sống. Người có thu nhập trung bình đến cao sẽ phải áp dụng theo quy định nhà nước. Điều này góp phần thực hiện chính sách công bằng xã hội.

Đây cũng được xem là công cụ điều tiết vĩ mô, kích thích tiết kiệm, đầu tư theo hướng nâng cao năng lực hiệu quả xã hội, giảm bớt thu nhập của những cá nhân có thu nhập cao và phân phối lại cho những cá nhân có thu nhập thấp hơn. Bên cạnh đó, thuế thu nhập cá nhân còn góp phần phát hiện các hành vi sai trái của cá nhân có nguồn thu bất hợp pháp như tham ô, hối lộ, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

1.   Đối với cá nhân cư trú

*Trường hợp cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên và có nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công:

Căn cứ tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 và Điều 7, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thuế TNCN đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được xác định theo công thức sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

– Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

– Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn

– Thuế suất: Thuế suất từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên được áp dụng theo lũy tiến từng phần, cụ thể:

Bậc thuếPhần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng)Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng)Thuế suất (%)
1Đến 60Đến 55
2Trên 60 đến 120Trên 5 đến 1010
3Trên 120 đến 216Trên 10 đến 1815
4Trên 216 đến 384Trên 18 đến 3220
5Trên 384 đến 624Trên 32 đến 5225
6Trên 624 đến 960Trên 52 đến 8030
7Trên 960Trên 8035

Hoặc cũng có thể áp dụng phương pháp rút gọn theo Phụ lục: 01/PL-TNCN Ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

BậcThu nhập tính thuế /tháng (đồng)Thuế suấtTính số thuế phải nộp
Cách 1Cách 2
1Đến 5 triệu5%0 triệu + 5% TNTT5% TNTT
2Trên 5 triệu đến 10 triệu10%0,25 triệu + 10% TNTT trên 5 triệu10% TNTT – 0,25 triệu
3Trên 10 triệu đến 18 triệu15%0,75 triệu + 15% TNTT trên 10 triệu15% TNTT – 0,75 triệu
4Trên 18 triệu đến 32 triệu20%1,95 triệu + 20% TNTT trên 18 triệu20% TNTT – 1,65 triệu
5Trên 32 triệu đến 52 triệu25%4,75 triệu + 25% TNTT trên 32 triệu25% TNTT – 3,25 triệu
6Trên 52 triệu đến 80 triệu30%9,75 triệu + 30% TNTT trên 52 triệu30 % TNTT – 5,85 triệu
7Trên 80 triệu35%18,15 triệu + 35% TNTT trên 80 triệu35% TNTT – 9,85 triệu

*Trường hợp cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động:

Trường hợp cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động mà có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập (khấu trừ luôn trước khi trả tiền).

Lúc này thuế thu nhập cá nhân được tính theo công thức

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

2.   Đối với cá nhân không cư trú

Thuế thu nhập cá nhân của đối tượng không cư trú được xác định như sau:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x Thuế suất (20%)

Trong đó:

– Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được tính như thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.

– Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện như sau:

  • Trường hợp cá nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam=Số ngày làm việc cho công việc tại Việt NamxThu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)+Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
Tổng số ngày làm việc trong năm

Tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ Luật Lao động của Việt Nam.

  • Trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam=Số ngày có mặt ở Việt NamxThu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)+Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
365 ngày

Tự mãn là gì? Biển hiện của sự tự mãn trong công việc

Khi đạt đến những thành công nhất định trong công việc, chúng ta sẽ cảm thấy vui mừng và tự hào về bản thân. Tuy nhiên, cảm xúc này dễ dẫn đến sự tự mãn và điều này dễ gây ra nhiều mối nguy ngại tiềm ẩn trong công việc. Vậy tự mãn là gì? Người tự mãn có những biểu hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Tự mãn là gì?

Tự mãn là trạng thái tâm lý khi một người cảm thấy tự tin và hài lòng quá mức về khả năng, thành tựu và suy nghĩ của bản thân. Người tự mãn thường không khiêm tốn và tự cao, đồng thời thiếu nhận thức hoặc quan tâm đến sự thay đổi và phát triển theo hướng tích cực hơn. Điều này dẫn đến thiếu sự cố gắng, quyết tâm khi làm việc gì đó.

Biểu hiện của sự tự mãn trong công việc

1.   Không quan tâm ý kiến của người khác

Biểu hiện đầu tiên có thể tìm thấy ở người tự mãn trong công việc đó là thẳng thừng bác bỏ những lời góp ý hay đề xuất mang tính xây dựng. Thay vì xem những ý kiến là cơ hội để phát triển, người tự mãn coi đó là sự phiền toái không cần thiết.

Nguyên nhân của điều này đó là người tự mãn đã hài lòng về công việc của mình, họ cho như thế là đúng, là đủ nên không cần thay đổi gì thêm. Từ đó cho thấy sự thiếu mong muốn cải thiện và phát triển. Hành vi này tạo ra một môi trường làm việc mà các lỗi sai có thể bị lặp lại và sự đổi mới bị kìm hãm.

2.   Không có sáng kiến mới

Người tự mãn khi làm việc thường thiếu sáng kiến hay các đóng góp có tính đổi mới, đồng nghĩa với việc họ chỉ làm việc ở mức tối thiểu. Bởi họ cho rằng những gì họ làm là đủ, không cần có sự nâng cấp nào khác. Họ làm những gì được yêu cầu, không có sự nỗ lực và nhiệt tình nào.

3.   Thường xuyên vắng mặt

Một người tự mãn trong công việc có thể biểu hiện qua tỷ lệ vắng mặt cao ở công ty hoặc thường xuyên đi muộn. Họ không còn đầu tư và bỏ nhiều sự quan tâm cho các nhiệm vụ được giao, có thể họ cho rằng họ có thể hoàn thành tốt trong thời gian ngắn nên không cần xuất hiện đều đặn.

4.   Không đầu tư vào phát triển bản thân

Người tự mãn thường không quan tâm đến việc học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng mới. Điều này có thể thể hiện qua việc họ không quan tâm đến việc tham gia buổi đào tạo hoặc hội thảo của công ty. Những nhân viên không muốn phát triển chuyên môn vì họ hài lòng với tình trạng hiện tại, điều này kìm hãm sự đổi mới và tiến bộ.

5.   Chối bỏ trách nhiệm

Khi xảy ra vấn đề nào đó, người tự mãn thường lảng tránh trách nhiệm, họ cho rằng lỗi lầm thuộc về người khác hoặc do tác nhân bên ngoài chứ bản thân mình không thể làm sai. Họ cũng từ chối học hỏi từ những sai lầm và tìm cách sửa đổi, giải quyết vấn đề. Điều này dẫn đến một môi trường làm việc độc hại, nơi lòng tin và sự hợp tác bị xói mòn.

Làm thế nào để chống lại sự tự mãn trong công việc?

Sự tự mãn có thể gây ra những tác động xấu đến quá trình phát triển của bản thân cũng như hiệu quả công việc. Để chống lại sự tự mãn, sau đây là một số gợi ý đơn giản dành cho bạn:

1.   Nâng cao nhận thức

Nâng cao nhận thức về bản thân là một cách hiệu quả để chống lại sự tự mãn. Bạn nên có cái nhìn sâu sắc về suy nghĩ, hành vi, cảm xúc, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân cũng như cách chúng tác động đến những người xung quanh. Khi sự nhận thức được nuôi dưỡng tốt, bạn có thể tránh xa sự tự mãn và có hành vi phù hợp trong công việc.

2.   Đặt ra mục tiêu và kỳ vọng

Khi ta không biết bản thân mình được mong đợi điều gì, ta dễ cảm thấy hài lòng, tự tin với những gì ta có và trở nên tự mãn. Để tránh điều đó xảy ra, bạn nên cân nhắc đặt ra những mục tiêu và kỳ vọng. Khi bản thân biết được mục tiêu cần phấn đấu là gì, bạn sẽ cố gắng đạt được, có động lực đầu tư và tập trung hơn vào công việc.

3.   Tiếp thu đóng góp của người khác

Những ý kiến xây dựng cung cấp cho bạn cái nhìn đa dạng và sâu sắc hơn về một vấn đề, đồng thời tạo cơ hội để bạn phát triển. Khi phản hồi được truyền đạt và tiếp nhận hiệu quả, người nhận sẽ cảm thấy được khích lệ để nỗ lực và cải thiện kỹ năng của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả ý kiến đều cần phải được chấp nhận; bạn nên chọn lọc và áp dụng những thông tin phù hợp nhất với bản thân.

4.   Không ngừng học hỏi

Cuộc sống liên tục thay đổi và phát triển, vì thế đừng bao giờ ngừng việc học hỏi thêm kiến thức và kỹ năng mới. Đây là một chiến lược giá trị và hiệu quả để chống lại sự tự mãn trong công việc. Bạn có thể thường xuyên cập nhật thông tin mới, theo dõi sự phát triển trên thị trường và đánh giá bản thân cần phát triển điều gì.