Khi phỏng vấn xin việc nghe tới câu hỏi điểm yếu của bạn là gì hẳn là chúng ta sẽ rơi vào trạng thái “đứng hình” trong vài giây. Thậm chí có nhiều bạn còn ấp úng, ngượng ngùng không biết nên nói như thế nào. Bạn không cần phải lo sợ, vì chẳng ai là hoàn mỹ mà không có điểm yếu cả. Hãy tỏ ra ung dung, tự tin và thành thật nêu ra những điểm yếu của mình theo ví dụ trong bài viết sau. Sau dây là một số kinh nghiệm mà các công ty việc làm vietnamworks, timvieconline đưa ra để các ứng viện cải thiện.
Điểm yếu trong chuyên môn
Chuyên môn là yếu tố hàng đầu quyết định đến kết quả xin việc của bạn. Vì thế chúng ta hãy nêu những mặt tích cực mà mình có trong lĩnh vực chuyên môn đã học. Tuy nhiên, không ai đảm bảo rằng bản thân đã đạt tới đỉnh điểm của sự hiểu biết về một lĩnh vực nào đó. Do vậy, điểm yếu trong chuyên môn là chuyện hiển nhiên và nên thành thật nêu ra.
Nhưng các bạn hãy khéo léo lấp liếm những điểm yếu mình, không cần sỗ sàng phơi bày để nhà tuyển dụng biết. Nếu bạn là sinh viên mới ra trường có thể nói như sau: “ Tuy là em có tìm hiểu và đã có cơ hội tiếp xúc lĩnh vực này từ khi còn là sinh viên. Tuy nhiên, em còn mới và chưa đi sâu vào chuyên môn. Nên em hi vọng được học hỏi kinh nghiệm nhiều hơn…”
Bạn hãy xem thật chi tiết phần yêu cầu trong tin tuyển dụng để biết cách trình bày với nhà tuyển dụng. Chẳng hạn như công việc yêu cầu bạn giỏi vi tính văn phòng. Bạn có thể trình bày điểm yếu của mình trong phần này như: “ Em có thể sử dụng thành thạo word, excel, power point…Nhưng một số phần mềm khác em chỉ biết chút ít…”
Ai cũng hiểu được rằng bất kỳ một lĩnh vực nào đó cũng có những điều cơ bản và chuyên sâu. Bạn có thể khôn khéo trình bày những hiểu biết của mình về công việc được tuyển dụng một cách cơ bản nhất. Sau đó, thành thật nêu điểm yếu của bạn có thể là do tiếp xúc với việc này hơi ít, chưa đi sâu vào vấn đề…
Điểm yếu trong kỹ năng
Kỹ năng làm việc rất cần thiết trong một số lĩnh vực nhất định, song không phải ai cũng hoàn thiện. Đặc biệt, là những sinh viên mới ra trường phần nhiều các bạn còn thiếu kỹ năng. Đây là vấn đề quan trọng, nhưng vẫn còn cách để các bạn có thể lèo lái trong khi phỏng vấn.
Các nhà tuyển dụng thường ấn tượng đối với những ứng viên năng nổ và nhiệt huyết. Lợi dụng những điểm yêu thích này bạn nên thể hiện mình là người hoạt bát, linh hoạt hơn. Tuy nhiên cũng nên trầm tĩnh và kể những điểm thiếu sót của mình.
Chẳng hạn như bạn đang phỏng vấn cho công việc bán hàng: “Công việc bán hàng này em rất thích và nhận thấy rằng em có khả năng truyền đạt và thuyết phục khách hàng. Tuy nhiên điểm yếu của em là nói hơi nhanh, em vẫn đang khắc phục và tập nói chậm lại…”
Kỹ năng là cái mà chúng ta có thể học hỏi và rèn luyện từng ngày. Bạn có thể trao đổi quan điểm này với nhà tuyển dụng thông qua việc nêu điểm yếu. Ví dụ như: “ Em biết công việc bán hàng đòi hỏi giao tiếp rất nhiều, nên khi còn là sinh viên em đã làm thêm tại các cửa hàng để tập cho mình những kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên đây chỉ là một cửa hàng nhỏ không đòi hỏi nhiều những kỹ năng như công việc hiện tại. Do vậy, em còn thiếu sót và muốn ứng tuyển để giúp mình học hỏi kinh nghiệm, hoàn thiện hơn…”
Trình bày chân thật, không nói dối
Sự thành thật trong lời nói thể hiện phẩm chất con người. Chúng ta có thể dễ dàng nói dối một điều gì đó, nhưng điều này lại không giúp ích gì cho bạn. Bởi lời nói dối sẽ biến bản thân trở nên tệ hại hơn nếu như không làm được. Ví dụ bạn nói rằng mình biết tất cả các thao tác chỉnh sửa ảnh, thế nhưng khi khi được nhà tuyển dụng hỏi bất kì một câu hỏi liên quan đến photoshop bạn lại “um, ah”. Mà điều này họ có thể sẵn sàng cho bạn loại.
Xem thêm : tìm việc online qua mạng nên hay không?
Tuy nhiên, sự thành thật của bạn phải tạo cho bạn một lợi ích nào đó bằng cách biến những điểm yếu của bản thân trở thành điều không cần thiết đối với nhà tuyển dụng. Bạn có thể làm được điều này nếu như chịu tìm hiểu kỹ phần mô tả, yêu cầu công việc. Chuẩn bị cho mình những thông tin cần thiết trước khi tìm việc, nếu không làm được việc này bạn cũng không nên tham gia phỏng vấn.
Câu hỏi điểm yếu của bạn là gì mà nhà tuyển dụng hay đưa ra không phải là vấn đề quá lớn. Bởi đa phần bất kỳ một người nào cũng đều có những mặt hạn chế của mình. Điều quan trọng là chúng ta phải thật bình tĩnh và thản nhiên trả lời câu hỏi một cách trôi chảy, nhanh nhạy nhất. Cộng thêm phong thái tự tin, bản lĩnh và sự chân thành sẽ giúp mọi người ghi điểm với nhà tuyển dụng nhiều hơn.