Chuyên viên kinh doanh là gì? Sự thật về nghề chuyên viên kinh doanh hiện nay

 Với tốc độ phát triển kinh tế không ngừng mở rộng thị trường phát triển, rất nhiều doanh nghiệp cả trong và ngoài nước đều đạt mục tiêu lớn tìm kiếm những nhân tài trong lĩnh vực kinh doanh. Những chuyên viên kinh doanh có kinh nghiệm và có kỹ năng tốt luôn được trải thảm đỏ chiêu mộ làm việc với mức lương hàng nghìn đô trở lên. Vậy công việc của một chuyên viên kinh doanh là gì?

Nhiều người thường không phân biệt được tính chất công việc của một nhân viên kinh doanh và chuyên viên kinh doanh khi đăng ký xin việc tại các công ty. Mặc dù doanh nghiệp đã ghi rõ yêu cầu công việc của từng vị trí nhất định. Thế nhưng, việc nhầm lẫn này vẫn xảy ra nguyên nhân bắt nguồn từ việc người ứng tuyển chưa phân biệt rõ khái niệm giữa nhân viên và chuyên viên kinh doanh là gì?

Khái niệm về chuyên viên kinh doanh là gì?

Chuyên viên kinh doanh là một trong những thuật ngữ chỉ những người làm việc trong bộ phận kinh doanh, chuyên quản lý và phát triển những chiến lược kinh doanh tiếp thị cho một doanh nghiệp cụ thể. Chuyên viên kinh doanh là người liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng với nhau thông qua những đề xuất tiếp thị, quảng bá và mua bán sản phẩm từ nhiều hình thức.

Mục đích chính của nhân viên kinh doanh chính là thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra nhanh chóng. Góp phần tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp để đạt được chỉ tiêu về mặt doanh thu từng thời điểm nhất định.

Công việc này đòi hỏi người thực hiện không chỉ cần có kinh nghiệm, mà còn có kiến thức chuyên môn, tầm nhìn kinh doanh và khả năng quản lý cao. Xét về tính chất thì cấp bậc chuyên viên kinh doanh luôn đòi hỏi mức độ khó công việc cao hơn nhân viên kinh doanh thông thường.

Chuyên viên kinh doanh sẽ làm những công việc gì?

Tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức sẽ tuyển dụng chức vụ chuyên viên kinh doanh giống với nhân viên kinh doanh ít nhiều. Thông thường đây là những công việc cụ thể của một chuyên viên kinh doanh cần thực hiện:

Xây dựng và chịu trách nhiệm lên kế hoạch kinh doanh cụ thể cho công ty.

Xây dựng và phát triển những mối quan hệ tích cực giữa doanh nghiệp, công ty với các đối tác khách hàng. Trong đó, công việc quan trọng nhất của chuyên viên kinh doanh chính là tìm kiếm khách hàng tiềm năng hợp tác với doanh nghiệp.

Chuyên viên kinh doanh đảm nhận vấn đề đối thoại, trao đổi dịch vụ sản phẩm với đối tác trong quá trình ký kết hợp đồng.

Thực hiện công tác quản lý nhân sự kinh doanh cấp dưới, làm việc với những bộ phận liên quan trong công ty để lên chiến lược bán hàng, marketing,…

Chịu trách nhiệm về sản phẩm bán ra thị trường, dịch vụ hợp tác với khách hàng để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Báo cáo công việc với cấp cao hơn và trực tiếp truyền tải những ý tưởng kinh doanh cho nhân sự cấp dưới để hoàn thiện công việc.

So sánh nhân viên kinh doanh và chuyên viên kinh doanh

Cơ bản chúng ta có thể hiểu thứ bậc chuyên viên kinh doanh sẽ cao hơn so với nhân viên kinh doanh. Chuyên viên là những người có nhiều kinh nghiệm và thành tích hơn so với nhân viên kinh doanh thông thường. Mất từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm tích lũy một nhân viên kinh doanh thông thường mới có thể phát triển thành chuyên viên kinh doanh.

Chuyên viên cũng sẽ được hưởng những quyền lợi tốt hơn so với nhân viên. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc trách nhiệm của họ cũng sẽ lớn hơn, tính chất công việc phức tạp hơn. Cho nên, chuyên viên kinh doanh sẽ được tuyển chọn gắt gao hơn so với chức vụ nhân viên thông thường.

Thông thường, nhiều doanh nghiệp quy mô lớn sẽ phân chia thành chuyên viên kinh doanh cao cấp và chuyên viên chính, chuyên viên tư vấn. Ngược lại công việc nhân viên kinh doanh sẽ không đòi hỏi quá cao về kinh nghiệm nhưng họ cũng phải có kiến thức chuyên môn vững vàng.  

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn là sinh viên mới ra trường không được phép úng tuyển vào vị trí chuyên viên kinh doanh. Nếu như bạn có đủ năng lực, thành tính cũng như kiến thức tư duy phát triển phù hợp với tiêu chí doanh nghiệp đang tìm kiếm. Bạn hoàn toàn có cơ hội trúng tuyển vị trí chuyên viên kinh doanh.

Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn sẵn sàng trọng dụng những nhân tài mới so với những cá nhân đã có nhiều kinh nghiệm nhưng tinh thần và thái độ làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp thì dù họ có được gọi là chuyên viên đi nữa cũng dễ dàng bị đánh rớt.

Trở thành chuyên viên kinh doanh có khó không?

Nhân viên/chuyên viên kinh doanh đều được xem là những công việc hot với mức lương cao hiện nay. Hầu như mỗi công ty đều cần đến nhân viên kinh doanh và chuyên viên. Mức lương ngành nghề này được xem là mơ ước đối với rất nhiều người. Để trở thành chuyên viên hoặc nhân viên kinh doanh, đòi hỏi bạn phải đáp ứng được những tiêu chí cụ thể như sau:

Đáp ứng được yêu cầu chuyên môn công việc từ nhà tuyển dụng. Bạn phải tốt nghiệp Đại học. Cao đẳng các ngành liên quan đến kinh tế, Marketing, quản trị kinh doanh,…

Thành thạo những kỹ năng văn phòng, sử dụng tin học và những công cụ hỗ trợ khác.

Kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc đội nhóm,kỹ năng phát triển chiến lược kinh doanh.

Có đam mê và linh hoạt trong công việc kinh doanh, tìm kiếm khách hàng và quản lý nhân sự.

Có tinh thần kiên trì, nhẫn nhịn và tinh thần quyết tâm cao độ.

Có khả năng tự tạo lập mục tiêu và theo đuổi mục tiêu.

Ngoại ngữ là điều không thể thiếu để nâng cao năng lực làm việc của một chuyên viên kinh doanh.

Quan trọng hơn hết là tư tưởng làm việc tiến bộ, tầm nhìn rộng mở, tư duy sáng tạo cao sẽ giúp công việc kinh doanh ngày càng thuận lợi.

Trên đây, chỉ là một số yêu cầu cơ bản để bạn có thể hình dung rõ hơn về công việc của một chuyên viên kinh doanh là gì? Hy vọng, với những ai đang có nguyện vọng theo đuổi ngành nghề này sẽ không ngừng cố gắng và phát triển hơn để có được công việc như bản thân mong muốn. 

Cách trả lời email lịch sự? Bí kíp chinh phục nhà tuyển dụng chỉ bằng câu chữ

Cách trả lời email lịch sự không chỉ đơn giản là thể hiện thái độ tôn trọng của bạn dành cho nhà tuyển dụng, cấp trên, đối tác,… Nó còn là cơ sở để người nhận đánh giá được năng lực và kỹ năng mềm của bạn trong quá trình làm việc. Chính vì vậy mỗi câu chữ cho đến từng dấu chấm trong email luôn phải thật chuẩn xác. Sự hiện hữu từ ngữ trên trang giấy có thể được lưu giữ và chia sẻ cho nhiều người đọc qua. Cho nên sự cẩu thả trong cách viết email đối với một nhân viên là điều không được số đông chấp nhận.

Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ một cách trả lời email lịch sự gửi đến nhiều đối tượng người đọc khác nhau. Tùy thuộc vào từng đối tượng và sự việc cụ thể, chúng ta sẽ có cách diễn đạt cũng như xưng hô phù hợp. Tuy nhiên, điều trước tiên bạn cần nên nhắc nhở bản thân dù nội dung quan trọng, nhưng không được xem thường yếu tố hình thức nhé!

Những điều cần lưu ý trước khi viết email:

Để có một email hoàn chỉnh gửi đi không sai sót, chúng ta cần phải lưu ý những yếu tố cơ bản đầu tiên sau đây:

Kiểm tra tên hòm thư người gửi chính xác để không sai sót.

Đọc đi đọc lại những nội dung liên quan đến email bạn được nhận.

Chú ý cách xưng hô và hành văn, sự kiện quan trọng người gửi nhắc đến trong email.

Dùng màu để tô đậm những dữ liệu quan trọng chuẩn bị cho phần trả lời chính xác.

Viết một email nháp trước khi gửi bản chính thức cho người nhận. Như vậy sẽ hạn chế được khả năng viết sai cũng như bị bấm nhầm nút gửi trong quá trình soạn thảo văn bản trực tiếp trên mail.

Cách trả lời email lịch sự như thế nào?

Về hình thức:

Chọn font chữ phổ biến để viết như một bài viết trên word thông thường.

Email trả lời chỉ nên dài khoảng 600 từ trở lại, không dài dòng lan man. Nếu bạn muốn trình bày thông tin rõ hơn hãy gửi thêm file đính kèm cuối thư để người đọc tiện theo dõi.

Một email trả lời lịch sự có bố cục 6 phần, tương ứng với 6 yêu cầu cơ bản trong hình thức viết email. Độ dài mỗi phần không giống nhau, những tiêu chí phụ như thân và kết bài chỉ nên trình bày từ 2 đến 3 dòng văn. Tập trung chủ yếu vào phần thân bài, trong đó chia làm hai đoạn.

Mỗi đoạn dài từ 3 đến 4 dòng, đoạn thứ nhất tập trung trình bày nguyên nhân, cách thức diễn ra sự việc. Đoạn thứ 2 nêu lên những quan điểm đánh giá bản thân một cách khách quan nhất.

Về nội dung:

Lưu ý:

Câu chữ cần cân đối chủ vị chính xác, có dấu chấm câu rõ ràng.

Mỗi câu chỉ nên có từ 15 đến 20 từ. Viết quá nhiều khiến người xem cảm thấy rối mắt và không muốn đọc nó.

Hạn chế sử dụng liên từ nối quá nhiều, không lặp từ cũng những lạm dụng dấu chấm than quá nhiều tạo cảm giác không chân thật, biểu lộ tính cảm xúc quá nhiều trong cách hành văn sẽ không mang lại hiệu quả tốt.

Sử dụng từ xưng hô thật chính xác, không quên ghi rõ ngày tháng và chữ ký tên cuối thư.

Tiêu đề thư ghi rõ tên và chức vụ của bạn. Ví dụ như: “ĐƠN ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ NHÂN VIÊN KINH DOANH – NGUYỄN VĂN A”

Bố cục bài viết cơ bản bao gồm 6 phần chính:

Thứ nhất: Thông tin người nhận

 Kính gửi + Danh xưng + Tên công ty/ doanh nghiệp/văn phòng hay đơn vị hoặc tên nhân vật cụ thể (Bao gồm cả họ và tên).

Thứ hai: Thông tin của bạn và lời cảm ơn

Trình bày thông tin cá nhân họ tên, chức vụ của bạn đến người nhận. Đồng thời gửi lời cảm ơn đến người nhận vì đã phản hồi thông tin đến bạn. Nếu bạn gửi email trễ 1 đến 2 ngày cũng nên gửi đến họ lời xin lỗi.

Ví dụ như: “Tôi tên là Nguyễn Văn A – Hiện tại đang đảm nhận chức vụ nhân viên kinh doanh công ty A. Tôi cảm ơn Quý Công Ty đã xem qua điều khoản hợp đồng và phản hồi email đến tôi trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên cũng thành thật xin lỗi Quý Công Ty vì một vài lý do công việc đã khiến Công ty chờ đợi.”

Thứ ba: Trình bày vấn đề cụ thể

Trình bày thẳng vào trọng tâm vấn đề bạn đang hướng đến để người nhận nắm rõ. Ví dụ bạn cần trả lời email công ty phỏng vấn, nên viết: “Hiện tại, sau khoảng thời gian chờ đợi em đã nhận được email phỏng vấn từ phía công ty. Em sẽ cố gắng sắp xếp hồ sơ và chuẩn bị thủ tục đầy đủ để đến tham dự buổi phỏng vấn trực tiếp vào lúc …. Giờ…. Ngày… Tháng, tại Tòa nhà A, thành phố Hồ Chí Minh”. Nên nhớ nhắc lại một lần nữa thông tin cuộc hẹn để công ty xác định bạn đã đọc qua email thông báo của họ.

Thứ tư: Nội dung bổ sung làm rõ vấn đề chính

Thông tin phụ kèm bổ sung cho phần nội dung chính vừa viết đoạn trên. Lấy tình huống ví dụ giống như trên, bạn cần có email trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng. Đoạn thứ 4 bạn sẽ viết: “Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Quý Công Ty đã dành thời gian xem qua hồ sơ của em. Hy vọng trong buổi phỏng vấn sớm tới, em sẽ được học hỏi thêm nhiều kiến thức hơn từ quá trình ứng tuyển tại công ty.”

Bạn có thể thêm hoặc không thêm bố cục đoạn thứ này, nếu đoạn thứ 3 đã đủ nội dung để giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ. Tùy vào cảm nhận mỗi người khác nhau để viết bạn nhé! Tuy nhiên, câu từ cần ít cảm xúc cảm kích càng tốt, hãy chứng tỏ bản thân có đủ năng lực để vượt qua vòng loại đến vòng phỏng vấn.

Bạn nên viết những điều hướng nội dung đến những điều tích cực mang tính học hỏi và phát triển tại một môi trường mới sẽ giúp bạn nhận điểm cộng từ nhà tuyển dụng. Nó cho thấy được sự hăng hái và tinh thần thích nghi tốt môi trường làm việc.

Thứ năm: Lời chúc cho người nhận

Cuối cùng không quên gửi lời chúc cho người nhận như một phép lịch sự tối thiểu: Chúc Quý Công ty thành công và ngày càng thịnh vượng”.

Thứ sáu: Chữ kỹ cá nhân

Ghi đầy đủ họ và tên của bạn, nếu tiện hãy để lại thông tin liên hệ bằng điện thoại và chức danh kèm theo. Nếu bạn là sinh viên ứng tuyển chỉ cần ghi đầy đủ thông tin tên họ bản thân là được.

Trên đây, là cách trả lời email lịch sự mà chúng tôi đúc kết được để tổng hợp gửi đến bạn trong bài viết này. Hy vọng với những nội dung trên bạn đã có thêm cho mình những tài liệu tham khảo hữu ích để hỗ trợ công việc tốt hơn.

Ambivert Là Gì? Đặc Điểm Của Nhóm Người Ambivert

Thế giới là muôn màu muôn vẻ và con người là những cá thể đặc biệt không ai giống ai. Chính vì thế, trong chúng ta luôn có ước muốn được hiểu và khám phá tối đa những tính cách của riêng mình. Vậy thì trước hết bạn nên xác định được mình thuộc tuýp người nào? Hướng nội, hướng ngoại hay là ambivert? Và nếu bạn vẫn còn chưa hiểu về ambivert là gì thì hãy cùng đọc bài viết sau để có thêm những thông tin thú vị nhé!

  1. Ambivert là gì?

Ambivert là từ dùng để chỉ những người vừa hướng nội và vừa có xu hướng hướng ngoại. Đối với người hướng nội, họ thường sống khép kín, thu mình lại với xung quanh, hiếm khi chia sẻ tâm sự của mình với người khác và do đó chúng ta sẽ khó để hiểu hết về tính cách những người này chỉ với vẻ bề ngoài. Còn người hướng ngoại thì cởi mở, dễ dàng để thể hiện cảm xúc tâm tư của mình, thích tham gia hoạt động xã hội và luôn tràn đầy năng lượng.

Như vậy, những ai thuộc nhóm ambivert sẽ hội tụ cả tính cách của người hướng nội và hướng ngoại, về cơ bản thì họ thích được sự quan tâm, chú của mọi người nhưng cũng có lúc cần những khoảng lặng nhất định.

  • Đặc điểm của nhóm người ambivert

Đặc điểm của tuýp người ambivert đó là sự cân bằng, hài hòa và bổ sung lẫn nhau giữa hai nhóm tính cách kia vì thế sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện điều họ mong muốn. Họ tìm kiếm những tiêu chuẩn của xã hội và thường biết cách kết nối mọi người đến gần nhau hơn. Đối với các hoạt động xã hội, họ sẽ không sửa dụng quá nhiều năng lượng như người hướng ngoại những vẫn biết cách tạo nên những giây phút đầy thú vị và ý nghĩa bên mọi người. Có thể nói những người như vậy thường có cá tính riêng của mình, nhưng nhờ đặc điểm tính cách linh hoạt họ vẫn dễ dàng nhanh chóng thích nghi được với những hoàn cảnh hay tình huống khác nhau.

Trong công việc thì những người ambivert đều có thể làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm, họ sẵn sàng mạo hiểm, đương đầu với những khó khăn nhưng cũng biết dừng lại để hạn chế tổn thất của những nguy cơ tiềm ẩn. Và tất nhiên họ cũng sẽ chẳng ngại trong việc bắt chuyện với người lạ hay bắt đầu một cuộc trò chuyện với mọi người, đồng thời cũng biết cách lắng nghe và có những cảm nhận tinh tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nét tính cách này lại là điều khiến họ không dứt khoát trong việc đưa ra quyết định, có thể nói đây cũng là một điểm yếu của những ai là ambivert.

  • Lợi thế của những người là ambivert

Có một điều khá thú vị cho những ai là ambivert đó là nhờ có sự hòa trộn giữa hai loại tính cách hướng nội và hướng ngoại mà những người này có thể có những hiểu biết và tầm nhìn vượt xa so với những điều thông thường. Điều đó góp phần tạo nên một cuộc sống đầy mới mẻ, thú vị và họ luôn thoải mái tận hưởng những giá trị mà cuộc đời mang lại, tạo dựng được những mối quan hệ đầy bền chặt và đồng thời khẳng định bản lĩnh, vị trí của mình.

Nhờ có sự kết hợp giữa hai nhóm tính cách có phần đối lập ấy là đã tạo nên những người ambivert đầy tinh tế, nhạy bén cùng với trực giác tốt, do đó họ dễ dàng làm chủ được tình huống, thích nghi trong mọi hoàn cảnh. Bên cạnh đó, họ có sự nhiệt tình và sôi nổi để tham gia vào những hoạt động hay sự kiện có nhiều người tham dự mà không để bản thân bị lu mờ nhờ đó có thể kết nối được với nhiều người hơn, xây dựng được nhiều mối quan hệ hơn. Hơn thế nữa, tuýp người ambivert có sự ổn định về cảm xúc nên cũng có đủ bình tĩnh và lắng đọng để tập trung lắng nghe và xử lý hiệu quả những tình huống khó khăn xảy ra dù trong công việc hay cuộc sống.

Nếu bạn đã hiểu về ambivert là gì cũng như những đặc điểm tính cách và những lợi thế khi mình nằm trong nhóm người này. Hy vọng bạn sẽ khám phá ra được tính cách thật sự của bản thân và cho dù bạn có thuộc tuýp người nào đi nữa thì chỉ cần chúng ta cố gắng phát huy những thế mạnh của mình thì thành công sẽ mỉm cười.

Học Văn Bằng 2 Là Gì? Những Thông Tin Về Văn Bằng Hai

Việc học tập là việc suốt đời bởi những kiến thức chúng ta có được chỉ như hạt cát trên sa mạc bao la. Và với tinh thần đó, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ sau khi đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng nhưng vẫn muốn thu nạp thêm những kiến thức của ngành nghề mới. Đó là nguyên nhân tại sao các bạn lựa chọn học văn bằng 2. Vậy thì học văn bằng 2 là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  1. Học văn bằng 2 là gì?

Học văn bằng hai là việc học thêm một ngành nghề mới sau khi đã có bằng tốt nghiệp hệ đại học hoặc cao đẳng của một ngành nào trước đó hoặc hiểu đơn giản là khi đã hoàn thành việc học văn bằng một thì bạn có thể theo học tiếp văn bằng hai với chuyên môn mới khác với văn bằng một. Và sau khi hoàn thành chương trình đại học của ngành học mới thì bạn sẽ có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng thứ hai hay còn gọi là văn bằng hai.

  • Điều kiện để theo học văn bằng 2

Điều kiện để đăng ký học văn bằng 2 rất đơn giản, chỉ cần bạn đáp ứng được các yêu cầu bên dưới:

Là công dân Việt Nam.

Có đầy đủ sức khỏe để học tập, không trong giờ gian can án hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng.

Nộp đầy đủ và đúng hạn hồ sơ, đạt đủ tiêu chuẩn đăng ký học theo quy định của trường.

  • Văn bằng 2 được đào tạo như thế nào?

Ở nước ta hiện nay, phần lớn các trường đại học có hai hình thức đào tạo hệ đại học văn bằng hai phổ biến. Đó là:

Hệ chính quy: học tập trung và liên tục tại trường.

Hệ không chính quy: Với hình thức đào tạo này, người học sẽ lựa chọn học theo các hình thức như vừa học vừa làm, học từ xa hoặc là tự học có hướng dẫn. Đây sẽ là lựa chọn phù hợp với những người đã đi làm hoặc có quỹ thời gian eo hẹp.

  • Hình thức cấp bằng như thế nào?

Có các quy định về hình thức thi và cấp bằng tốt nghiệp tương ứng với hình thức đào tạo mà bạn tham gia theo học như sau:

Tương ứng với quy chế của hệ không chính quy, người học theo hình thức vừa làm vừa học sẽ được cấp bằng đại học thứ hai nếu thực hiện đầy đủ các quy định về thi, kiểm tra, và có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.

Cũng giống như hình thức vừa học vừa làm thì người học theo hình thức từ xa hoặc tự học có hướng dẫn cũng phải thực hiện các quy định về kiểm tra, thi, và công nhận tốt nghiệp theo quy chế đối với hình thức này. Nếu hoàn thành và đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp thì bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp đại học theo hình thức học từ xa, tự học có hướng dẫn.

Đối với trường hợp người học theo hình thức tập trung liên tục tại trường, sẽ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về thi tuyển sinh, lên lớp học các môn lý thuyết, thực hành, đồng thời cũng làm các bài kiểm tra, làm đồ án, làm luận văn tốt nghiệp, tham gia thi và đánh giá kết quả học tập theo quy chế của hệ chính quy. Nếu đủ điều kiện xét và công nhận tốt nghiệp thì bạn sẽ được nhà trường cấp bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy.

Có một điểm bạn cần chú ý về sự khác nhau giữa văn bằng 1 và văn bằng 2 đó là trong bằng tốt nghiệp của văn bằng 2, dưới dòng chữ Bằng tốt nghiệp đại học bắt buộc ghi về hình thức đào tạo đó là dòng chữ “Bằng thứ hai” được đặt trong ngoặc đơn. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng bởi vì văn bằng 1 và văn bằng 2 hiện nay có giá trị ngang nhau.

Hy vọng sau bài viết trên bạn đã có nhiều thông tin hơn về việc học văn bằng hai đồng thời trả lời được câu hỏi học văn bằng 2 là gì. Nếu bạn đang có ý định mở rộng cơ hội nghề nghiệp cũng như nâng cao thêm kiến thức về nhiều ngành nghề để phát triển sự nghiệp cho mình một cách tốt nhất, thì đừng ngần ngại hay chần chừ mà hãy thử sức chính mình bằng việc đăng ký học một văn bằng 2 nhé!